Phần lớn các "vấn đề" địa chính trị tại Bắc Cực, được đề cập trên các phương tiện thông tin đại chúng gần đây, hoặc không hề có, hoặc bị thổi phồng do thiếu hiểu biết hay cố tình.
Đây là tuyên bố của đặc phái viên Bộ Ngoại giao Nga, ông Anton Vasilyev, đưa ra ngày 12/3 tại Hội thảo quốc tế mang tên "Hội nghị thượng đỉnh Bắc Cực" đang diễn ra ở thủ đô Oslo, Na Uy.
Theo ông Vasilyev, những câu chuyện về đụng độ lợi ích giữa các quốc gia Bắc Cực, cũng như các quốc gia Bắc Cực và không thuộc Bắc Cực, về nguy cơ nổ ra cuộc chiến tranh thế giới thứ ba do tranh giành tài nguyên và thềm lục địa, tất cả đều hoàn toàn không phù hợp với thực tế.
Ông Vasilyev cho rằng sẽ không xảy ra bất kỳ cuộc chiến tranh giành tài nguyên hay đối đầu quân sự nào tại Bắc Cực, vì ở đây không có gì để phân chia.
Khoảng 95-97% tài nguyên được phát hiện tại cực Bắc đều nằm trong khu đặc quyền kinh tế của các quốc gia thuộc khu vực này.
Trong khi đó, các quy định hiện hành liên quan tới thềm lục địa khá rõ ràng và tất cả các quốc gia thuộc khu vực Bắc Cực đều tuân thủ.
Nếu xảy ra tranh chấp hay bất đồng, đã có cơ sơ pháp lý sâu rộng để giải quyết. Hơn nữa, nhân tố then chốt trong tình hình hiện nay ở Bắc Cực là sự hợp tác giữa các nước trong khu vực ở các cấp độ khác nhau không ngừng tăng lên.
Theo nhà ngoại giao này, tình hình tại cực Bắc của Trái Đất vẫn ổn định và dự báo được. Những vấn đề cần được giải quyết cũng giảm dần theo thời gian nhờ các nước cùng nỗ lực tìm được giải pháp chung.
Ví dụ, Nga và Na Uy đã phê chuẩn hiệp định phân chia lãnh hải trên biển Barel, Canada và Đan Mạch cũng đã đạt được thỏa thuận có tính nguyên tắc về phân định ranh giới ở biển Lincoln.
Nga cho rằng phát triển kinh tế bền vững, hợp tác quốc tế sâu rộng và một Hội đồng Bắc Cực mạnh là tương lai của khu vực này.
Ông Vasilyev cho rằng những thách thức chính mà khu vực này đang phải đối mặt lại không phải là vấn đề địa chính trị, mà là sự biến đổi khí hậu, yêu cầu phải thích nghi với những điều kiện tự nhiên đang thay đổi, bảo vệ hệ thống sinh thái vùng cực yếu ớt, các vấn đề xã hội và sức khỏe, việc làm cho cư dân bản địa, và nhiều vấn đề khác nữa.
Chia sẻ quan điểm này, Thứ trưởng Ngoại giao Na Uy, ông Torgeir Larsen nhấn mạnh rằng cần phải giải tỏa sự cường điệu về cuộc đua tranh giành tài nguyên và tình hình căng thẳng tại Bắc Cực.
Theo ông Larsen, khả năng xảy ra cuộc xung đột quân sự tại Bắc Cực thấp hơn nhiều so với các khu vực khác trên thế giới.
Còn đại điện Mỹ tham gia hội thảo, Phó Đô đốc Hải quân Jonathan White, cũng cho rằng không có cơ sở để tuyên bố Bắc Cực đang bị quân sự hóa.
Theo các đại biểu, việc các nước tại Bắc Cực tăng cường sự hiện diện quân sự có liên quan tới yêu cầu bảo vệ vùng lãnh hải, vốn ngày càng trở nên "mở hơn" do hiện tượng băng tan mạnh, bảo đảm an ninh khu vực nơi có nhiều tàu thuyền qua lại, cũng như sẵn sàng phản ứng với tình huống khẩn cấp và cứu nạn cứu hộ./.
Đây là tuyên bố của đặc phái viên Bộ Ngoại giao Nga, ông Anton Vasilyev, đưa ra ngày 12/3 tại Hội thảo quốc tế mang tên "Hội nghị thượng đỉnh Bắc Cực" đang diễn ra ở thủ đô Oslo, Na Uy.
Theo ông Vasilyev, những câu chuyện về đụng độ lợi ích giữa các quốc gia Bắc Cực, cũng như các quốc gia Bắc Cực và không thuộc Bắc Cực, về nguy cơ nổ ra cuộc chiến tranh thế giới thứ ba do tranh giành tài nguyên và thềm lục địa, tất cả đều hoàn toàn không phù hợp với thực tế.
Ông Vasilyev cho rằng sẽ không xảy ra bất kỳ cuộc chiến tranh giành tài nguyên hay đối đầu quân sự nào tại Bắc Cực, vì ở đây không có gì để phân chia.
Khoảng 95-97% tài nguyên được phát hiện tại cực Bắc đều nằm trong khu đặc quyền kinh tế của các quốc gia thuộc khu vực này.
Trong khi đó, các quy định hiện hành liên quan tới thềm lục địa khá rõ ràng và tất cả các quốc gia thuộc khu vực Bắc Cực đều tuân thủ.
Nếu xảy ra tranh chấp hay bất đồng, đã có cơ sơ pháp lý sâu rộng để giải quyết. Hơn nữa, nhân tố then chốt trong tình hình hiện nay ở Bắc Cực là sự hợp tác giữa các nước trong khu vực ở các cấp độ khác nhau không ngừng tăng lên.
Theo nhà ngoại giao này, tình hình tại cực Bắc của Trái Đất vẫn ổn định và dự báo được. Những vấn đề cần được giải quyết cũng giảm dần theo thời gian nhờ các nước cùng nỗ lực tìm được giải pháp chung.
Ví dụ, Nga và Na Uy đã phê chuẩn hiệp định phân chia lãnh hải trên biển Barel, Canada và Đan Mạch cũng đã đạt được thỏa thuận có tính nguyên tắc về phân định ranh giới ở biển Lincoln.
Nga cho rằng phát triển kinh tế bền vững, hợp tác quốc tế sâu rộng và một Hội đồng Bắc Cực mạnh là tương lai của khu vực này.
Ông Vasilyev cho rằng những thách thức chính mà khu vực này đang phải đối mặt lại không phải là vấn đề địa chính trị, mà là sự biến đổi khí hậu, yêu cầu phải thích nghi với những điều kiện tự nhiên đang thay đổi, bảo vệ hệ thống sinh thái vùng cực yếu ớt, các vấn đề xã hội và sức khỏe, việc làm cho cư dân bản địa, và nhiều vấn đề khác nữa.
Chia sẻ quan điểm này, Thứ trưởng Ngoại giao Na Uy, ông Torgeir Larsen nhấn mạnh rằng cần phải giải tỏa sự cường điệu về cuộc đua tranh giành tài nguyên và tình hình căng thẳng tại Bắc Cực.
Theo ông Larsen, khả năng xảy ra cuộc xung đột quân sự tại Bắc Cực thấp hơn nhiều so với các khu vực khác trên thế giới.
Còn đại điện Mỹ tham gia hội thảo, Phó Đô đốc Hải quân Jonathan White, cũng cho rằng không có cơ sở để tuyên bố Bắc Cực đang bị quân sự hóa.
Theo các đại biểu, việc các nước tại Bắc Cực tăng cường sự hiện diện quân sự có liên quan tới yêu cầu bảo vệ vùng lãnh hải, vốn ngày càng trở nên "mở hơn" do hiện tượng băng tan mạnh, bảo đảm an ninh khu vực nơi có nhiều tàu thuyền qua lại, cũng như sẵn sàng phản ứng với tình huống khẩn cấp và cứu nạn cứu hộ./.
(TTXVN)