Trang thông tin điện tử của Chính phủ Nga ngày 13/3 thông báo chính phủ nước này đã thông qua thỏa thuận thành lập khu bảo tồn xuyên biên giới với Mông Cổ mang tên "Đầu nguồn sông Amur."
Thỏa thuận nêu rõ việc bảo tồn sự đa dạng sinh học và cảnh quan khu vực phía Nam ngoại Baikal, vùng thượng nguồn sông Amur, chỉ có thể được bảo đảm khi các quốc gia có chung biên giới trong khu vực cùng nỗ lực hợp tác.
Việc thành lập khu bảo tồn xuyên biên giới "Đầu nguồn sông Amur," gồm Khu bảo tồn sinh quyển thiên nhiên quốc gia Sokhondinsky của Nga (khu vực ngoại Baikal) và Vườn quốc gia Onon Baldzhinsky của Mông Cổ, là giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề này, đồng thời làm sâu sắc mối quan hệ hợp tác song phương trong lĩnh vực bảo vệ môi trường giữa hai nước.
Thỏa thuận trên được Bộ Tài nguyên Nga soạn thảo, phù hợp với kế hoạch hành động đến năm 2020 nhằm thực hiện Quan điểm Phát triển hệ thống những vùng tự nhiên được bảo vệ đặc biệt mang tầm quan trọng cấp liên bang.
Cùng ngày, Bộ Tài nguyên Nga cũng thông báo, hàng năm nước này đã bị thiệt hại hơn 10 tỷ rúp (khoảng hơn 300 triệu USD) do nạn chặt phá rừng trái phép. Bộ trên nêu rõ chặt phá rừng trái phép và đốt rừng là hai vấn nạn nhức nhối hiện nay. Tổng diện tích rừng bị cháy và chặt phá trái phép đã vượt quá diện tích rừng tái sinh.
Theo Bộ Tài nguyên Nga, những ưu tiên của chính sách quốc gia trong việc tái tạo rừng là giảm thiệt hại về rừng, từ bỏ việc khai thác rừng quá mức. Để đạt được mục tiêu này, chính phủ cần thực hiện chương trình phát triển ngành lâm nghiệp đến năm 2020 với tổng chi phí ước tính lên đến 526 tỷ rúp (khoảng hơn 17 tỷ USD)./.
Thỏa thuận nêu rõ việc bảo tồn sự đa dạng sinh học và cảnh quan khu vực phía Nam ngoại Baikal, vùng thượng nguồn sông Amur, chỉ có thể được bảo đảm khi các quốc gia có chung biên giới trong khu vực cùng nỗ lực hợp tác.
Việc thành lập khu bảo tồn xuyên biên giới "Đầu nguồn sông Amur," gồm Khu bảo tồn sinh quyển thiên nhiên quốc gia Sokhondinsky của Nga (khu vực ngoại Baikal) và Vườn quốc gia Onon Baldzhinsky của Mông Cổ, là giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề này, đồng thời làm sâu sắc mối quan hệ hợp tác song phương trong lĩnh vực bảo vệ môi trường giữa hai nước.
Thỏa thuận trên được Bộ Tài nguyên Nga soạn thảo, phù hợp với kế hoạch hành động đến năm 2020 nhằm thực hiện Quan điểm Phát triển hệ thống những vùng tự nhiên được bảo vệ đặc biệt mang tầm quan trọng cấp liên bang.
Cùng ngày, Bộ Tài nguyên Nga cũng thông báo, hàng năm nước này đã bị thiệt hại hơn 10 tỷ rúp (khoảng hơn 300 triệu USD) do nạn chặt phá rừng trái phép. Bộ trên nêu rõ chặt phá rừng trái phép và đốt rừng là hai vấn nạn nhức nhối hiện nay. Tổng diện tích rừng bị cháy và chặt phá trái phép đã vượt quá diện tích rừng tái sinh.
Theo Bộ Tài nguyên Nga, những ưu tiên của chính sách quốc gia trong việc tái tạo rừng là giảm thiệt hại về rừng, từ bỏ việc khai thác rừng quá mức. Để đạt được mục tiêu này, chính phủ cần thực hiện chương trình phát triển ngành lâm nghiệp đến năm 2020 với tổng chi phí ước tính lên đến 526 tỷ rúp (khoảng hơn 17 tỷ USD)./.
(TTXVN)