Sau khi ký hiệp ước về cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược (START) mới, Nga và Mỹ - hai cường quốc hiện sở hữu tới 90% kho vũ khí hạt nhân của thế giới - đã kêu gọi các nước chung tay hành động để hướng tới mục tiêu giải trừ quân bị trên toàn cầu và một thế giới phi hạt nhân.
Phát biểu tại phiên họp ngày 19/4 của Đại Hội đồng Liên hợp quốc chủ đề "Giải trừ quân bị và an ninh toàn cầu," Đại sứ Mỹ Susan Rice khẳng định việc tổng thống Nga và Mỹ ký START mới là một cột mốc quan trọng.
Bà nhấn mạnh rằng mặc dù là hai cường quốc hạt nhân hàng đầu thế giới, song nỗ lực giải trừ vũ khí hạt nhân của Washington và Mátxcơva sẽ không thể thực hiện được nếu thiếu sự đồng thuận và cùng hành động từ các quốc gia trên thế giới.
Đại sứ Rice khuyến khích các nước nỗ lực đạt được "tiến triển thực sự" về giải trừ quân bị, chống phổ biến vũ khí hạt nhân và sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình trong quá trình đánh giá lại Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân trong 5 năm tới, dự kiến bắt đầu từ ngày 3/5 tới.
Trong khi đó, Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc, ông Vitaly Churkin, coi hiệp ước mới ký đánh dấu sự hợp tác ở cấp độ cao hơn giữa Nga và Mỹ trong vấn đề giải trừ quân bị và chống phổ biến vũ khí hạt nhân, đặt nền tảng cho mối quan hệ song phương mới trong lĩnh vực quân sự chiến lược này.
Ông kêu gọi các nước, trước hết là các nước đang sở hữu vũ khí hạt nhân, cùng Nga và Mỹ đóng góp tích cực vào tiến trình giải giáp hạt nhân.
Phát biểu tại phiên họp, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi toàn thế giới chuyển ngân sách dành cho phát triển vũ khí sang các dự án phát triển kinh tế. Ông nhấn mạnh chi tiêu cho vũ khí của thế giới đã vượt mức 1.000 tỷ USD và con số này vẫn đang tiếp tục tăng.
Tổng Thư ký nêu rõ bằng việc đẩy nhanh quá trình giải trừ quân bị, các quốc gia sẽ có thêm kinh phí đầu tư cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, giải quyết vấn đề an ninh lương thực và đạt được các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG).
Theo START mới, được lãnh đạo Nga và Mỹ ký ngày 8/4, số đầu đạn hạt nhân của mỗi bên sẽ giảm hơn 30% so với Hiệp ước cắt giảm tiềm lực tấn công chiến lược ký tại Mátxcơva đầu năm 2002, từ 2.200 xuống còn 1.550 đầu đạn.
START mới có hiệu lực 10 năm kể từ ngày Quốc hội hai nước phê chuẩn và có thể gia hạn mỗi lần 5 năm./.
Phát biểu tại phiên họp ngày 19/4 của Đại Hội đồng Liên hợp quốc chủ đề "Giải trừ quân bị và an ninh toàn cầu," Đại sứ Mỹ Susan Rice khẳng định việc tổng thống Nga và Mỹ ký START mới là một cột mốc quan trọng.
Bà nhấn mạnh rằng mặc dù là hai cường quốc hạt nhân hàng đầu thế giới, song nỗ lực giải trừ vũ khí hạt nhân của Washington và Mátxcơva sẽ không thể thực hiện được nếu thiếu sự đồng thuận và cùng hành động từ các quốc gia trên thế giới.
Đại sứ Rice khuyến khích các nước nỗ lực đạt được "tiến triển thực sự" về giải trừ quân bị, chống phổ biến vũ khí hạt nhân và sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình trong quá trình đánh giá lại Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân trong 5 năm tới, dự kiến bắt đầu từ ngày 3/5 tới.
Trong khi đó, Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc, ông Vitaly Churkin, coi hiệp ước mới ký đánh dấu sự hợp tác ở cấp độ cao hơn giữa Nga và Mỹ trong vấn đề giải trừ quân bị và chống phổ biến vũ khí hạt nhân, đặt nền tảng cho mối quan hệ song phương mới trong lĩnh vực quân sự chiến lược này.
Ông kêu gọi các nước, trước hết là các nước đang sở hữu vũ khí hạt nhân, cùng Nga và Mỹ đóng góp tích cực vào tiến trình giải giáp hạt nhân.
Phát biểu tại phiên họp, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi toàn thế giới chuyển ngân sách dành cho phát triển vũ khí sang các dự án phát triển kinh tế. Ông nhấn mạnh chi tiêu cho vũ khí của thế giới đã vượt mức 1.000 tỷ USD và con số này vẫn đang tiếp tục tăng.
Tổng Thư ký nêu rõ bằng việc đẩy nhanh quá trình giải trừ quân bị, các quốc gia sẽ có thêm kinh phí đầu tư cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, giải quyết vấn đề an ninh lương thực và đạt được các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG).
Theo START mới, được lãnh đạo Nga và Mỹ ký ngày 8/4, số đầu đạn hạt nhân của mỗi bên sẽ giảm hơn 30% so với Hiệp ước cắt giảm tiềm lực tấn công chiến lược ký tại Mátxcơva đầu năm 2002, từ 2.200 xuống còn 1.550 đầu đạn.
START mới có hiệu lực 10 năm kể từ ngày Quốc hội hai nước phê chuẩn và có thể gia hạn mỗi lần 5 năm./.
(TTXVN/Vietnam+)