Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev ngày 25/3 cho hay Mátxcơva dự định nghiên cứu những tác động của gói cứu trợ mà Síp đã nhất trí với các chủ nợ quốc tế cùng ngày tại Brussels (Bỉ), trong bối cảnh giới phân tích đưa ra những lời cảnh báo rằng các tài khoản tiền gửi của Nga tại quốc đảo Địa Trung Hải này sẽ chịu thiệt thòi nhiều nhất.
Các hãng thông tấn dẫn lời ông Medvedev nói rằng Nga sẽ phải hình dung xem câu chuyện này sẽ dẫn tới đâu trong dài hạn, tác động của nó ra sao đối với hệ thống tài chính và tiền tệ quốc tế cũng như đối với lợi ích của chính Nga.
Đây là phát ngôn chính thức đầu tiên của Nga sau khi Chính phủ Síp đạt được thỏa thuận vào phút chót với Liên minh châu Âu (EU), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) để nước này có thể nhận được 10 tỷ euro (13 tỷ USD) cứu trợ, nhằm tránh cho hệ thống ngân hàng bị sụp đổ cũng như tránh khỏi nguy cơ đất nước bị vỡ nợ và phải rời khỏi Khu vực sử dụng đồng euro.
Phó Thủ tướng thứ nhất của Nga, Igor Shuvalov, cho hay Mátxcơva sẽ ra quyết định về việc có gia hạn khoản tiền 2,5 tỷ euro mà Síp vay của Nga (theo kế hoạch sẽ đáo hạn vào năm 2016), sau khi nghiên cứu chi tiết gói cứu trợ nói trên. Tuy nhiên, hiện vẫn quá sớm để nói tới vấn đề này, bởi tình hình hiện nay cho thấy Síp chưa cần thêm sự hỗ trợ từ phía Nga.
Với thỏa thuận vừa đạt được giữa Síp và các chủ nợ quốc tế, người Nga - ước đoán có khoảng 31 tỷ USD tiền gửi của các cá nhân và công ty trong các ngân hàng của Síp - có thể bị mất tiền từ kế hoạch cắt giảm (thực ra là xóa nợ một phần mang tính ép buộc) đối với những khoản tiền gửi trên 100.000 euro (không được bảo hiểm) trong ngân hàng lớn nhất nước này là Ngân hàng Síp.
[Nga sẽ tái cơ cấu khoản vay 2,5 tỷ euro cho CH Síp]
Tuy nhiên, các nhà đàm phán của bộ ba chủ nợ và các quan chức Chính phủ Síp vẫn chưa thảo ra được các chi tiết cuối cùng cho kế hoạch cắt giảm đối với các tài khoản tiền gửi trên 100.000 euro nói trên.
Phát ngôn viên của Chính phủ Síp cho hay các khoản tổn thất này ước khoảng 30%. Nhà phân tích Mark Rubenstein thuộc IFC Metropol cho hay đối với các công ty Nga, Kế hoạch B không hay ho hơn kế hoạch ban đầu, thậm chí còn tệ hơn. Trước đó, người Nga đã tỏ ra giận dữ khi Chính phủ Síp đề nghị đánh thuế một lần 6,75% đối với những tài khoản kiệm từ 20.000-100.000 euro và 9,9% đối với tài khoản tiết kiệm trên 100.000 euro. Bản kế hoạch này sau đó đã bị Quốc hội bác bỏ trong cuộc họp ngày 19/3.
Trong khi đó, nhiều nhà phân tích cho rằng người Nga sẽ không rút tiền về gửi tại các ngân hàng trong nước như một số quan chức Nga dự đoán, bởi đơn giản họ chỉ việc chuyển tiền sang các khu vực xa xôi hơn, như quần đảo British Virgin Islands.
Nhà kinh tế chủ chốt Ivan Tchakarov thuộc Renaissance Capital nhận định tổn thất trực tiếp từ kế hoạch cắt giảm đối với các tài khoản tiền gửi trên 100.000 euro nói trên sẽ chỉ tương đương 0,15% GDP của Nga, nhưng nó sẽ lên tới 2% GDP nếu Chính phủ Síp áp đặt biện pháp kiểm soát vốn./.
Các hãng thông tấn dẫn lời ông Medvedev nói rằng Nga sẽ phải hình dung xem câu chuyện này sẽ dẫn tới đâu trong dài hạn, tác động của nó ra sao đối với hệ thống tài chính và tiền tệ quốc tế cũng như đối với lợi ích của chính Nga.
Đây là phát ngôn chính thức đầu tiên của Nga sau khi Chính phủ Síp đạt được thỏa thuận vào phút chót với Liên minh châu Âu (EU), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) để nước này có thể nhận được 10 tỷ euro (13 tỷ USD) cứu trợ, nhằm tránh cho hệ thống ngân hàng bị sụp đổ cũng như tránh khỏi nguy cơ đất nước bị vỡ nợ và phải rời khỏi Khu vực sử dụng đồng euro.
Phó Thủ tướng thứ nhất của Nga, Igor Shuvalov, cho hay Mátxcơva sẽ ra quyết định về việc có gia hạn khoản tiền 2,5 tỷ euro mà Síp vay của Nga (theo kế hoạch sẽ đáo hạn vào năm 2016), sau khi nghiên cứu chi tiết gói cứu trợ nói trên. Tuy nhiên, hiện vẫn quá sớm để nói tới vấn đề này, bởi tình hình hiện nay cho thấy Síp chưa cần thêm sự hỗ trợ từ phía Nga.
Với thỏa thuận vừa đạt được giữa Síp và các chủ nợ quốc tế, người Nga - ước đoán có khoảng 31 tỷ USD tiền gửi của các cá nhân và công ty trong các ngân hàng của Síp - có thể bị mất tiền từ kế hoạch cắt giảm (thực ra là xóa nợ một phần mang tính ép buộc) đối với những khoản tiền gửi trên 100.000 euro (không được bảo hiểm) trong ngân hàng lớn nhất nước này là Ngân hàng Síp.
[Nga sẽ tái cơ cấu khoản vay 2,5 tỷ euro cho CH Síp]
Tuy nhiên, các nhà đàm phán của bộ ba chủ nợ và các quan chức Chính phủ Síp vẫn chưa thảo ra được các chi tiết cuối cùng cho kế hoạch cắt giảm đối với các tài khoản tiền gửi trên 100.000 euro nói trên.
Phát ngôn viên của Chính phủ Síp cho hay các khoản tổn thất này ước khoảng 30%. Nhà phân tích Mark Rubenstein thuộc IFC Metropol cho hay đối với các công ty Nga, Kế hoạch B không hay ho hơn kế hoạch ban đầu, thậm chí còn tệ hơn. Trước đó, người Nga đã tỏ ra giận dữ khi Chính phủ Síp đề nghị đánh thuế một lần 6,75% đối với những tài khoản kiệm từ 20.000-100.000 euro và 9,9% đối với tài khoản tiết kiệm trên 100.000 euro. Bản kế hoạch này sau đó đã bị Quốc hội bác bỏ trong cuộc họp ngày 19/3.
Trong khi đó, nhiều nhà phân tích cho rằng người Nga sẽ không rút tiền về gửi tại các ngân hàng trong nước như một số quan chức Nga dự đoán, bởi đơn giản họ chỉ việc chuyển tiền sang các khu vực xa xôi hơn, như quần đảo British Virgin Islands.
Nhà kinh tế chủ chốt Ivan Tchakarov thuộc Renaissance Capital nhận định tổn thất trực tiếp từ kế hoạch cắt giảm đối với các tài khoản tiền gửi trên 100.000 euro nói trên sẽ chỉ tương đương 0,15% GDP của Nga, nhưng nó sẽ lên tới 2% GDP nếu Chính phủ Síp áp đặt biện pháp kiểm soát vốn./.
Như Mai (TTXVN)