Nga quan ngại về giao tranh đẫm máu ở khu vực Nagorny Karabakh

Nga đã bày tỏ quan ngại về bạo lực bùng phát tại Nagorny Karabakh, vùng lãnh thổ ly khai của Azerbaijan với dân số phần đông là người sắc tộc Armeni.
Nga quan ngại về giao tranh đẫm máu ở khu vực Nagorny Karabakh ảnh 1Các tay súng người Armenia của Nước cộng hòa tự xung Nagorny-Karabakh (Nguồn: AFP)

Theo Reuters, ngày 2/8, Nga đã bày tỏ quan ngại về bạo lực bùng phát tại Nagorny Karabakh, vùng lãnh thổ ly khai của Azerbaijan với dân số phần đông là người sắc tộc Armeni.

Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ: "Chúng tôi thấy những diễn biến gần đây là sự vi phạm nghiêm trọng các thảo thuận về ngừng bắn và ý định đã được tuyên bố về việc giải quyết (xung đột) bằng biện pháp chính trị. Lập trường của chúng tôi là mọi sự leo thang căng thẳng đều không thể chấp nhận được".

Hai quốc gia tại vùng Kavkaz thuộc Liên Xô trước đây đã vướng vào một cuộc xung đột bùng nổ từ năm 1991 liên quan tới Nagorny Karabakh. 

Hai bên đạt được thỏa thuận ngừng bắn vào năm 1994, song vẫn thường xuyên cáo buộc lẫn nhau làm leo thang bạo lực.

Ngày 2/8, Azerbaijan cho biết 4 binh sĩ nước này đã thiệt mạng trong cuộc đụng độ mới với Armenia gần vùng tranh chấp Nagorny Karabakh.

Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho hay: "Các nhóm do thám và phá hoại của Armenia đã một lần nữa tìm cách tấn công các vị trí của Azerbaijan tại đường tiếp xúc" gần Nagorny Karabakh. Binh sĩ Azerbaijan sau đó đã phản công, buộc các binh sĩ Armenia phải rút lui. 

Theo bộ trên, 4 binh sĩ Azerbaijan đã thiệt mạng trong vụ giao tranh này. Hôm 1/8, Arzerbaijan cũng nói rằng 8 binh sĩ nước này đã thiệt mạng sau 3 ngày giao tranh với Armenia, vụ bạo lực khiến Mỹ và Nga cùng bày tỏ quan ngại.

Trong khi đó, giới chức tại Nagorny Karabakh cho biết một binh sĩ sắc tộc Armenia đã bị sát hại, đồng thời cáo buộc Azerbaijan tiến hành "các hoạt động phá hoại và do thám".

Armenia tố cáo binh lựu đạn và súng cối đã được sử dụng để tấn công các binh sĩ nước này ở Nagorny Karabakh.

Căng thẳng tái bùng phát tại khu vực vốn nhiều năm bất ổn này trong bối cảnh Nga, đồng minh của Armenia, đang đối đầu với Phương Tây liên quan tới tương lai của Ukraine, cũng là một nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục