Tổng thống Vladimir Putin đặt ra những mục tiêu rất to lớn nhằm đưa nền kinh tế Nga bước vào kỷ nguyên hiện đại và Thủ tướng Dmitry Medvedev đã nêu ra các nhiệm vụ ưu tiên để thực hiện lộ trình đó tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ mới.
Để hướng tới mục tiêu hiện đại hóa nước Nga, Tổng thống Putin đã ký sắc lệnh về chính sách kinh tế mới nhằm khắc phục những thiếu sót của kinh tế Nga hiện nay.
Điều đáng chú ý là trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ công đang bao trùm Khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), nước Nga lại đang chứng kiến những tín hiệu kinh tế tích cực, đó là thâm hụt ngân sách nhà nước dự kiến chỉ ở mức 0,3% GDP năm nay và kinh tế tăng trưởng 4,9% trong quý 1/2012.
Về mức tăng trưởng cả năm, Phó Thống đốc thứ nhất Ngân hàng nhà nước Nga Alexey Ulyukaev dự báo sẽ ở mức 4%.
Dù triển vọng phát triển trong ngắn hạn của của "xứ sở Bạch dương" là khá sáng sủa, song mục tiêu đặt ra và khả năng thực hiện vẫn còn là một dấu hỏi lớn.
Tổng thống Putin thừa nhận rằng khủng hoảng nợ tại Eurozone vẫn sẽ ảnh hưởng đáng kể tới các nhà xuất khẩu Nga, đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu dầu mỏ của nước này.
Hơn nữa, kinh tế Nga vẫn chưa hiện đại hóa hoàn toàn sau hơn 20 năm kể từ khi Liên bang Xôviết sụp đổ và việc nước Nga dễ bị tổn thương trước các cú sốc từ bên ngoài thực sự là một vấn đề đáng lo ngại, dù đang có các yếu tố thuận lợi là nền kinh tế trong nước tăng trưởng đều đặn và có sự ổn định chính trị, đặc biệt là ổn định trong ban lãnh đạo, bảm đảm cho sự ổn định, nhất quán về đường lối chính sách.
Tổng thống Putin yêu cầu chính phủ Nga cần triển khai một loạt biện pháp như: Tạo ra và hiện đại hóa 25 triệu việc làm có năng suất cao vào năm 2020; tăng cường đầu tư, lên mức không ít hơn 25% GDP vào năm 2015; thúc đẩy năng suất lao động tăng gấp 1,5 lần so với mức tương ứng của năm 2011; nâng vị thế của nước Nga trong bảng xếp hạng Chỉ số hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thế giới (WB) từ hạng thứ 120 năm 2011 lên hạng 50 vào năm 2015 và hạng 20 vào năm 2018; nâng tuổi thọ trung bình của người dân từ mức 70 hiện nay lên 74 tuổi vào năm 2018.
Nhìn chung, giới phân tích đánh giá kế hoạch và mục tiêu của Tổng thống Putin là rất tham vọng, nhất là khi nó được thực hiện chỉ trong nhiệm kỳ sáu năm của ông Putin.
Giám đốc Viện Phát triển tại Trường kinh tế cấp cao Mátxcơva (Nga), Natalya Akindinova đánh giá, mục tiêu của Tổng thống Putin khiến người ta nhớ lại kế hoạch hiện tại hóa tại Trung Quốc, từng được mô tả là bước "đại nhảy vọt" dưới thời nhà lãnh đạo Mao Trạch Đông.
Tuy nhiên, một số mục tiêu của ông Putin sẽ chỉ khả thi nếu được thực hiện trong giai đoạn 10-15 năm, chứ không phải chỉ trong giai đoạn sáu năm như đã đề ra.
Nhà kinh tế trưởng tại Troika Dialog, Chris Weafer cho rằng, mức tăng GDP "bất ngờ" trong quý 1 vừa qua của Nga cho thấy nước này vẫn đứng vững trước cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu và sự chuẩn bị của Nga hiện giờ tốt hơn nhiều so với giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Một số nhà phân tích nói Nga cần "bầu nhiệt huyết mới" để ứng phó với cuộc khủng hoảng và hiện thực hóa ước vọng của mình, Chính phủ cần chú trọng đa dạng hóa nền kinh tế và khuyến khích tính sáng tạo trong quá trình thực hiện chương trình hiện đại hóa.
Thừa nhận những thách thức trong nỗ lực phát triển đất nước, Tổng thống Putin nêu rõ, mặc dù đã làm nhiều việc trong thời gian gần đây nhưng Nga cần tích cực hành động hơn nữa vì hiện đang còn những mục tiêu chưa hoàn thành.
Trong lúc Thủ tướng Medvedev đưa ra bảy nhiệm vụ ưu tiên trong ngắn hạn là đẩy nhanh việc triển khai các chương trình phát triển kinh tế-xã hội cơ bản, nâng lương cho người lao động thuộc một số khu vực, cải thiện môi trường đầu tư, cải cách dịch vụ công, tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước và xúc tiến cơ chế "chính phủ mở" để thu hút những ý kiến đóng góp, phản biện của xã hội đối với các chương trình hoạt động của chính quyền nhằm giúp chính quyền hoạch định và triển khai một cách hiệu quả hơn các chính sách, giải pháp của mình./.
Để hướng tới mục tiêu hiện đại hóa nước Nga, Tổng thống Putin đã ký sắc lệnh về chính sách kinh tế mới nhằm khắc phục những thiếu sót của kinh tế Nga hiện nay.
Điều đáng chú ý là trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ công đang bao trùm Khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), nước Nga lại đang chứng kiến những tín hiệu kinh tế tích cực, đó là thâm hụt ngân sách nhà nước dự kiến chỉ ở mức 0,3% GDP năm nay và kinh tế tăng trưởng 4,9% trong quý 1/2012.
Về mức tăng trưởng cả năm, Phó Thống đốc thứ nhất Ngân hàng nhà nước Nga Alexey Ulyukaev dự báo sẽ ở mức 4%.
Dù triển vọng phát triển trong ngắn hạn của của "xứ sở Bạch dương" là khá sáng sủa, song mục tiêu đặt ra và khả năng thực hiện vẫn còn là một dấu hỏi lớn.
Tổng thống Putin thừa nhận rằng khủng hoảng nợ tại Eurozone vẫn sẽ ảnh hưởng đáng kể tới các nhà xuất khẩu Nga, đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu dầu mỏ của nước này.
Hơn nữa, kinh tế Nga vẫn chưa hiện đại hóa hoàn toàn sau hơn 20 năm kể từ khi Liên bang Xôviết sụp đổ và việc nước Nga dễ bị tổn thương trước các cú sốc từ bên ngoài thực sự là một vấn đề đáng lo ngại, dù đang có các yếu tố thuận lợi là nền kinh tế trong nước tăng trưởng đều đặn và có sự ổn định chính trị, đặc biệt là ổn định trong ban lãnh đạo, bảm đảm cho sự ổn định, nhất quán về đường lối chính sách.
Tổng thống Putin yêu cầu chính phủ Nga cần triển khai một loạt biện pháp như: Tạo ra và hiện đại hóa 25 triệu việc làm có năng suất cao vào năm 2020; tăng cường đầu tư, lên mức không ít hơn 25% GDP vào năm 2015; thúc đẩy năng suất lao động tăng gấp 1,5 lần so với mức tương ứng của năm 2011; nâng vị thế của nước Nga trong bảng xếp hạng Chỉ số hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thế giới (WB) từ hạng thứ 120 năm 2011 lên hạng 50 vào năm 2015 và hạng 20 vào năm 2018; nâng tuổi thọ trung bình của người dân từ mức 70 hiện nay lên 74 tuổi vào năm 2018.
Nhìn chung, giới phân tích đánh giá kế hoạch và mục tiêu của Tổng thống Putin là rất tham vọng, nhất là khi nó được thực hiện chỉ trong nhiệm kỳ sáu năm của ông Putin.
Giám đốc Viện Phát triển tại Trường kinh tế cấp cao Mátxcơva (Nga), Natalya Akindinova đánh giá, mục tiêu của Tổng thống Putin khiến người ta nhớ lại kế hoạch hiện tại hóa tại Trung Quốc, từng được mô tả là bước "đại nhảy vọt" dưới thời nhà lãnh đạo Mao Trạch Đông.
Tuy nhiên, một số mục tiêu của ông Putin sẽ chỉ khả thi nếu được thực hiện trong giai đoạn 10-15 năm, chứ không phải chỉ trong giai đoạn sáu năm như đã đề ra.
Nhà kinh tế trưởng tại Troika Dialog, Chris Weafer cho rằng, mức tăng GDP "bất ngờ" trong quý 1 vừa qua của Nga cho thấy nước này vẫn đứng vững trước cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu và sự chuẩn bị của Nga hiện giờ tốt hơn nhiều so với giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Một số nhà phân tích nói Nga cần "bầu nhiệt huyết mới" để ứng phó với cuộc khủng hoảng và hiện thực hóa ước vọng của mình, Chính phủ cần chú trọng đa dạng hóa nền kinh tế và khuyến khích tính sáng tạo trong quá trình thực hiện chương trình hiện đại hóa.
Thừa nhận những thách thức trong nỗ lực phát triển đất nước, Tổng thống Putin nêu rõ, mặc dù đã làm nhiều việc trong thời gian gần đây nhưng Nga cần tích cực hành động hơn nữa vì hiện đang còn những mục tiêu chưa hoàn thành.
Trong lúc Thủ tướng Medvedev đưa ra bảy nhiệm vụ ưu tiên trong ngắn hạn là đẩy nhanh việc triển khai các chương trình phát triển kinh tế-xã hội cơ bản, nâng lương cho người lao động thuộc một số khu vực, cải thiện môi trường đầu tư, cải cách dịch vụ công, tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước và xúc tiến cơ chế "chính phủ mở" để thu hút những ý kiến đóng góp, phản biện của xã hội đối với các chương trình hoạt động của chính quyền nhằm giúp chính quyền hoạch định và triển khai một cách hiệu quả hơn các chính sách, giải pháp của mình./.
Ngọc Tiến (TTXVN)