Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 26 giữa Liên minh châu Âu (EU) và Nga, diễn ra ngày 7/12 tại thủ đô Brussels, Bỉ dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso.
Hội nghị tập trung thảo luận biện pháp đối phó với những hệ lụy từ cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu mà cả EU và Nga đang phải đối mặt, tăng cường quan hệ song phương, sự hợp tác của hai bên trong Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20), hợp tác năng lượng và nhiều vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.
Đại diện cấp cao EU phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh, bà Catherine Ashton, và Cao ủy phụ trách thương mại Karel de Gucht cũng tham dự hội nghị. Về phía Nga, Tổng thống Dmitry Medvedev tới dự hội nghị cùng Ngoại trưởng Sergei Lavrov.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung sau đó, Chủ tịch thường trực EU Van Rompuy và Chủ tịch EC Barroso đều đánh giá hội nghị diễn ra “rất thành công, hai bên đã có các cơ hội thảo luận cởi mở và hiệu quả.”
Ông Van Rompuy cho biết một trong những giá trị nổi bật nhất trong mối quan hệ chiến lược giữa EU và Nga là hội nghị đã đề cập một loạt vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực, "cả những vấn đề hai bên có chung quan điểm cũng như những vấn đề còn tồn tại bất đồng."
Chủ tịch thường trực EU bày tỏ vui mừng trước việc hai bên kết thúc các cuộc thương lượng song phương về việc Nga gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và chuyển sang chú trọng vào các cuộc thương lượng đa phương để Nga trở thành thành viên tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh này trong thời gian sớm nhất có thể.
Trong bài phát biểu của mình, ông Barroso cũng đánh giá hai bên đã đạt được những tiến bộ hết sức quan trọng, chủ yếu trên ba lĩnh vực thương mại, quan hệ đối tác vì sự hiện đại hóa và vấn đề thị thực.
Về phần mình, Tổng thống Medvedev bày tỏ hài lòng về kết quả hội nghị. Tuy nhiên, ông tỏ thái độ thận trọng khi đề cập những chủ đề được coi là "nhạy cảm."
Hội nghị thượng đỉnh EU-Nga lần này còn là cơ hội để hai bên trao đổi quan điểm về nền kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế của EU cũng như của Nga nói riêng. Hai bên có chung quan điểm rằng sự phục hồi kinh tế vẫn mong manh và chưa đồng đều trong các nước thành viên EU, mặc dù xu hướng phục hồi kinh tế trong EU đã rõ ràng./.
Hội nghị tập trung thảo luận biện pháp đối phó với những hệ lụy từ cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu mà cả EU và Nga đang phải đối mặt, tăng cường quan hệ song phương, sự hợp tác của hai bên trong Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20), hợp tác năng lượng và nhiều vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.
Đại diện cấp cao EU phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh, bà Catherine Ashton, và Cao ủy phụ trách thương mại Karel de Gucht cũng tham dự hội nghị. Về phía Nga, Tổng thống Dmitry Medvedev tới dự hội nghị cùng Ngoại trưởng Sergei Lavrov.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung sau đó, Chủ tịch thường trực EU Van Rompuy và Chủ tịch EC Barroso đều đánh giá hội nghị diễn ra “rất thành công, hai bên đã có các cơ hội thảo luận cởi mở và hiệu quả.”
Ông Van Rompuy cho biết một trong những giá trị nổi bật nhất trong mối quan hệ chiến lược giữa EU và Nga là hội nghị đã đề cập một loạt vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực, "cả những vấn đề hai bên có chung quan điểm cũng như những vấn đề còn tồn tại bất đồng."
Chủ tịch thường trực EU bày tỏ vui mừng trước việc hai bên kết thúc các cuộc thương lượng song phương về việc Nga gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và chuyển sang chú trọng vào các cuộc thương lượng đa phương để Nga trở thành thành viên tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh này trong thời gian sớm nhất có thể.
Trong bài phát biểu của mình, ông Barroso cũng đánh giá hai bên đã đạt được những tiến bộ hết sức quan trọng, chủ yếu trên ba lĩnh vực thương mại, quan hệ đối tác vì sự hiện đại hóa và vấn đề thị thực.
Về phần mình, Tổng thống Medvedev bày tỏ hài lòng về kết quả hội nghị. Tuy nhiên, ông tỏ thái độ thận trọng khi đề cập những chủ đề được coi là "nhạy cảm."
Hội nghị thượng đỉnh EU-Nga lần này còn là cơ hội để hai bên trao đổi quan điểm về nền kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế của EU cũng như của Nga nói riêng. Hai bên có chung quan điểm rằng sự phục hồi kinh tế vẫn mong manh và chưa đồng đều trong các nước thành viên EU, mặc dù xu hướng phục hồi kinh tế trong EU đã rõ ràng./.
(TTXVN/Vietnam+)