Ngân hàng trung ương Indonesia (BI) ngày 12/7 quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục 5,75%, được duy trì liên tục năm tháng qua, đồng thời tập trung ổn định giá trị đồng nội tệ rupiah (Rp) và quản lý lạm phát.
Tuyên bố của BI cho biết, trong cuộc họp ban lãnh đạo ngày 12/7, ngân hàng này quyết định chuyển sự tập trung vào việc tăng cường các hoạt động tiền tệ và chính sách vĩ mô thận trọng, bao gồm cả duy trì khả năng thanh khoản đầy đủ bằng đồng USD và đẩy mạnh chức năng của các thị trường tài chính nhằm mục tiêu hàng đầu là ổn định tỷ giá đồng Rp và ngăn đà tăng lạm phát tại nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này.
Quyết sách này được đưa ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tiếp tục có những diễn biến không thuận, nhiều nền kinh tế mới nổi đã điều chỉnh hạ thấp lãi suất cơ bản để kích thích tăng trưởng.
Tuy nhiên, Thống đốc BI Darmin Nasution nhận định rằng dựa trên nhiều chỉ số kinh tế vững chắc, “Indonesia có thể là một trong những nước trên thế giới chứng kiến sự suy giảm nhỏ nhất ở thời điểm hiện tại của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.”
Thực tế, BI đang sử dụng nguồn tiền ngoại tệ dự trữ để mua lại các trái phiếu chính phủ và cổ phiếu đầu tư bằng đồng Rp để chặn đà suy giảm của đồng tiền này trong lúc nhiều nhà đầu tư ngoại bắt đầu rút vốn khỏi thị trường Indonesia.
BI cũng đồng thời tuyên bố sẽ cho phép các ngân hàng thương mại hoán đổi trái phiếu chính phủ bằng đồng USD để lấy nguồn đôla Mỹ từ ngân hàng trung ương, qua đó tăng nguồn cung USD ra thị trường. Thống kê cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Indonesia trong tháng Sáu tăng lên đến 4,53% từ mức 4,45% của tháng Năm.
Các chuyên gia dự báo, do tác động thị trường trong tháng lễ Ramadan và Năm mới Idul Fitri của người Hồi giáo (tháng Bảy và Tám), mức lạm phát đến cuối năm nay có thể cao hơn mục tiêu 4,5% cộng trừ 1% của BI./.
Tuyên bố của BI cho biết, trong cuộc họp ban lãnh đạo ngày 12/7, ngân hàng này quyết định chuyển sự tập trung vào việc tăng cường các hoạt động tiền tệ và chính sách vĩ mô thận trọng, bao gồm cả duy trì khả năng thanh khoản đầy đủ bằng đồng USD và đẩy mạnh chức năng của các thị trường tài chính nhằm mục tiêu hàng đầu là ổn định tỷ giá đồng Rp và ngăn đà tăng lạm phát tại nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này.
Quyết sách này được đưa ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tiếp tục có những diễn biến không thuận, nhiều nền kinh tế mới nổi đã điều chỉnh hạ thấp lãi suất cơ bản để kích thích tăng trưởng.
Tuy nhiên, Thống đốc BI Darmin Nasution nhận định rằng dựa trên nhiều chỉ số kinh tế vững chắc, “Indonesia có thể là một trong những nước trên thế giới chứng kiến sự suy giảm nhỏ nhất ở thời điểm hiện tại của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.”
Thực tế, BI đang sử dụng nguồn tiền ngoại tệ dự trữ để mua lại các trái phiếu chính phủ và cổ phiếu đầu tư bằng đồng Rp để chặn đà suy giảm của đồng tiền này trong lúc nhiều nhà đầu tư ngoại bắt đầu rút vốn khỏi thị trường Indonesia.
BI cũng đồng thời tuyên bố sẽ cho phép các ngân hàng thương mại hoán đổi trái phiếu chính phủ bằng đồng USD để lấy nguồn đôla Mỹ từ ngân hàng trung ương, qua đó tăng nguồn cung USD ra thị trường. Thống kê cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Indonesia trong tháng Sáu tăng lên đến 4,53% từ mức 4,45% của tháng Năm.
Các chuyên gia dự báo, do tác động thị trường trong tháng lễ Ramadan và Năm mới Idul Fitri của người Hồi giáo (tháng Bảy và Tám), mức lạm phát đến cuối năm nay có thể cao hơn mục tiêu 4,5% cộng trừ 1% của BI./.
(TTXVN)