Ngày 31/10, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa đã làm việc với huyện Khánh Vĩnh để chỉ đạo việc kiểm tra, xử lý các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ở xã Khánh Phú (huyện miền núi Khánh Vĩnh).
Tỉnh ủy và Ủy ban Nhân dân tỉnh đã giao cho Công an tỉnh phối hợp lực lượng chức năng các cấp tập trung truy quét, ngăn chặn nạn đào đãi khoáng sản trái phép ngay từ đầu, không để hình thành tụ điểm lớn, gây ảnh hưởng xấu đến rừng phòng hộ, môi trường, an ninh trật tự địa phương.
Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép bắt đầu xảy ra từ cuối tháng 9/2011, tại tiểu khu 205, trên diện tích khoảng 200 ha thuộc rừng phòng hộ đầu nguồn xã Khánh Phú. Từ trung tâm xã Khánh Phú đến địa điểm khai thác khoảng 4 km đường chim bay, gần 12 km đường rừng.
Tại đây xuất hiện ngày càng nhiều người trong và ngoài tỉnh đến đào, đãi khoáng sản trái phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
Loại khoáng sản này tồn tại ở dạng quặng đen, nặng, có ánh kim, được các đầu nậu mua tại cửa rừng với giá 200.000 đồng/kg, đưa xuống thị trấn Khánh Vĩnh giá gần 300.000 đồng/kg, còn đưa vào thành phố Hồ Chí Minh giá lên đến 800.000 đồng/kg. Chính vì giá trị cao nên người dân đổ lên ngày một đông với số lượng gần 1.000 người.
Ủy ban Nhân dân huyện Khánh Vĩnh đã tổ chức truy quét 2 lần (lần đầu từ ngày 28/9 đến 2/10, lần hai từ ngày 11- 17/10). Qua đó các ngành chức năng đã phá hủy 38 lán trại, thu giữ 40kg quặng, nhiều vũ khí tự tạo, phương tiện đào đãi và trục xuất ra khỏi địa bàn nhiều người của các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Bình Định…
Tuy nhiên, sau hai đợt truy quét lực lượng chức năng chỉ tạm thời đẩy đuổi các đối tượng ra khỏi khu vực khai thác, sau khi đoàn công tác rút về các đối tượng trốn trong rừng, ở nhà dân lại tràn ra tiếp tục khai thác.
Sau khi nghe các ngành báo cáo, đề xuất ý kiến và Huyện Khánh Vĩnh tiếp tục chỉ đạo lực lượng chức năng kiểm tra, chốt chặn các đầu mối giao thông, đến ngày 27- 28/10 bắt giữ thêm gần 700kg quặng. Đồng thời huyện Khánh Vĩnh đã gửi 2 mẫu khoảng sản cho Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa nhằm xác định tên loại khoáng sản này.
Ông Cao Cường, Bí thư huyện ủy Khánh Vĩnh cho biết với quy mô, tính chất, số lượng khai thác ngày một gia tăng, phạm vi khai thác thuộc vùng giáp ranh huyện Khánh Sơn, do vậy về lâu dài nếu không được sự hỗ trợ của các cấp, ngành, sẽ vượt khỏi tầm quản lý của huyện.
Để tránh việc thất thoát tài nguyên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, trật tự xã hội, an ninh, du lịch, huyện đề nghị tỉnh quan tâm, chỉ đạo các cấp, ngành hỗ trợ địa phương chấn chỉnh nạn khai thác khoáng sản trái phép.
Về việc xác định loại khoáng sản ở Khánh Vĩnh, theo ông Mai Văn Thắng, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa: Hai mẫu quặng mà huyện Khánh Vĩnh gửi lên, đa số thành phần là thiết. Quặng thiết khá phổ biến ở các vùng lân cận Khánh Vĩnh, nhưng số lượng không lớn, mỏ quặng nhỏ.
Muốn kiểm tra khẳng định có các thành phần quặng quý thì phải lấy nhiều mẫu, nhiều nơi. Sở đã báo cáo việc trên lên Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường), muốn có kết luận chính xác nhất, tỉnh cần Bộ Tài nguyên và Môi trường cử chuyên gia tổ chức kiểm tra, nghiên cứu. Qua khảo sát thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, giá quặng thiết như vậy là bình thương.
Để giải quyết tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên, Bí thư Tỉnh ủy Lê Thanh Quang chỉ đạo điều quan tâm nhất là tình trạng khai thác quặng dẫn đến việc phá rừng đầu nguồn, phá hoại môi trường, làm mất an ninh trật tự địa phương.
Vì mỏ quặng nằm lộ thiên, có các nguồn suối nên việc khai thác trái phép có thể ở diện rộng và kéo dài. Tỉnh ủy và Ủy ban Nhân dân tỉnh giao cho Công an tỉnh Khánh Hòa trong tuần này triển khai việc truy quét, chốt chắn ở các đầu mối giao thông dài ngày, phối hợp với lực lượng chức năng các cấp xử phạt hành chính các đối tượng vi phạm, kiểm tra hộ khẩu ở xã Khánh Phú, Cầu Bà, thị trấn Khánh Vĩnh... quyết tâm không để nạn khai thác khoáng sản trái phép hình thành tụ điểm lớn.
Đối với các đầu nậu, công an phối hợp với các địa phương bạn như Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh tổ chức kiểm tra, đẩy đuổi, lập biên bản xử phạt nghiêm minh. Lực lượng kiểm lâm tiếp tục tổ chức kiểm tra phòng chống phá rừng./.
Tỉnh ủy và Ủy ban Nhân dân tỉnh đã giao cho Công an tỉnh phối hợp lực lượng chức năng các cấp tập trung truy quét, ngăn chặn nạn đào đãi khoáng sản trái phép ngay từ đầu, không để hình thành tụ điểm lớn, gây ảnh hưởng xấu đến rừng phòng hộ, môi trường, an ninh trật tự địa phương.
Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép bắt đầu xảy ra từ cuối tháng 9/2011, tại tiểu khu 205, trên diện tích khoảng 200 ha thuộc rừng phòng hộ đầu nguồn xã Khánh Phú. Từ trung tâm xã Khánh Phú đến địa điểm khai thác khoảng 4 km đường chim bay, gần 12 km đường rừng.
Tại đây xuất hiện ngày càng nhiều người trong và ngoài tỉnh đến đào, đãi khoáng sản trái phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
Loại khoáng sản này tồn tại ở dạng quặng đen, nặng, có ánh kim, được các đầu nậu mua tại cửa rừng với giá 200.000 đồng/kg, đưa xuống thị trấn Khánh Vĩnh giá gần 300.000 đồng/kg, còn đưa vào thành phố Hồ Chí Minh giá lên đến 800.000 đồng/kg. Chính vì giá trị cao nên người dân đổ lên ngày một đông với số lượng gần 1.000 người.
Ủy ban Nhân dân huyện Khánh Vĩnh đã tổ chức truy quét 2 lần (lần đầu từ ngày 28/9 đến 2/10, lần hai từ ngày 11- 17/10). Qua đó các ngành chức năng đã phá hủy 38 lán trại, thu giữ 40kg quặng, nhiều vũ khí tự tạo, phương tiện đào đãi và trục xuất ra khỏi địa bàn nhiều người của các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Bình Định…
Tuy nhiên, sau hai đợt truy quét lực lượng chức năng chỉ tạm thời đẩy đuổi các đối tượng ra khỏi khu vực khai thác, sau khi đoàn công tác rút về các đối tượng trốn trong rừng, ở nhà dân lại tràn ra tiếp tục khai thác.
Sau khi nghe các ngành báo cáo, đề xuất ý kiến và Huyện Khánh Vĩnh tiếp tục chỉ đạo lực lượng chức năng kiểm tra, chốt chặn các đầu mối giao thông, đến ngày 27- 28/10 bắt giữ thêm gần 700kg quặng. Đồng thời huyện Khánh Vĩnh đã gửi 2 mẫu khoảng sản cho Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa nhằm xác định tên loại khoáng sản này.
Ông Cao Cường, Bí thư huyện ủy Khánh Vĩnh cho biết với quy mô, tính chất, số lượng khai thác ngày một gia tăng, phạm vi khai thác thuộc vùng giáp ranh huyện Khánh Sơn, do vậy về lâu dài nếu không được sự hỗ trợ của các cấp, ngành, sẽ vượt khỏi tầm quản lý của huyện.
Để tránh việc thất thoát tài nguyên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, trật tự xã hội, an ninh, du lịch, huyện đề nghị tỉnh quan tâm, chỉ đạo các cấp, ngành hỗ trợ địa phương chấn chỉnh nạn khai thác khoáng sản trái phép.
Về việc xác định loại khoáng sản ở Khánh Vĩnh, theo ông Mai Văn Thắng, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa: Hai mẫu quặng mà huyện Khánh Vĩnh gửi lên, đa số thành phần là thiết. Quặng thiết khá phổ biến ở các vùng lân cận Khánh Vĩnh, nhưng số lượng không lớn, mỏ quặng nhỏ.
Muốn kiểm tra khẳng định có các thành phần quặng quý thì phải lấy nhiều mẫu, nhiều nơi. Sở đã báo cáo việc trên lên Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường), muốn có kết luận chính xác nhất, tỉnh cần Bộ Tài nguyên và Môi trường cử chuyên gia tổ chức kiểm tra, nghiên cứu. Qua khảo sát thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, giá quặng thiết như vậy là bình thương.
Để giải quyết tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên, Bí thư Tỉnh ủy Lê Thanh Quang chỉ đạo điều quan tâm nhất là tình trạng khai thác quặng dẫn đến việc phá rừng đầu nguồn, phá hoại môi trường, làm mất an ninh trật tự địa phương.
Vì mỏ quặng nằm lộ thiên, có các nguồn suối nên việc khai thác trái phép có thể ở diện rộng và kéo dài. Tỉnh ủy và Ủy ban Nhân dân tỉnh giao cho Công an tỉnh Khánh Hòa trong tuần này triển khai việc truy quét, chốt chắn ở các đầu mối giao thông dài ngày, phối hợp với lực lượng chức năng các cấp xử phạt hành chính các đối tượng vi phạm, kiểm tra hộ khẩu ở xã Khánh Phú, Cầu Bà, thị trấn Khánh Vĩnh... quyết tâm không để nạn khai thác khoáng sản trái phép hình thành tụ điểm lớn.
Đối với các đầu nậu, công an phối hợp với các địa phương bạn như Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh tổ chức kiểm tra, đẩy đuổi, lập biên bản xử phạt nghiêm minh. Lực lượng kiểm lâm tiếp tục tổ chức kiểm tra phòng chống phá rừng./.
Quang Đức (TTXVN/Vietnam+)