Kiềm chế lạm phát và duy trì tăng trưởng đang là bài toán khó đối với Việt Nam. Nhân dịp ông Mike Smith - Chủ tịch Tập đoàn Ngân hàng Australia và New Zealand (ANZ) sang thăm Việt Nam, phóng viên đã có cuộc trao đổi về các vấn đề này.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa công bố giữ nguyên lãi suất cơ bản nhưng cho phép các ngân hàng cho vay trung, dài hạn theo lãi suất thỏa thuận. Ông đánh giá như thế nào về quyết định này?
Ông Mike Smith: Việc bỏ lãi “trần” cho vay trung, dài hạn là phù hợp với tình thực tế, tức là khoản vay vẫn có nhưng mà các khoản vay này được cho vay trong một môi trường cạnh tranh hơn so với trước đây. Tuy nhiên, điều quan trọng để đảm bảo sự phục hồi của một nền kinh tế là tạo ra nhu cầu vay tiền để phát triển sản xuất.
Nếu tăng lãi suất thì nhu cầu này sẽ giảm. Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước phải cố gắng đảm bảo các ngân hàng hoạt động có lãi và lành mạnh. Các doanh nghiệp cũng phải hoạt động hiệu quả hơn chứ không nên dựa cả vào Nhà nước.
Thực tế, vấn đề lãi suất khó giải quyết triệt để bởi vì đụng đến lãi suất tức là ảnh hưởng tới việc lạm phát có thể quay trở lại. Do vậy, ngân hàng trung ương các nước phải đưa ra các quyết định hết sức khó khăn, phải quan sát và kiểm soát trong từng tháng, đặc biệt đối với những quốc gia như Mỹ, Anh…
Hiện nay điều họ quan tâm nhất là giữ được mức độ tăng trưởng bền vững và lâu dài hơn là quan tâm tới lạm phát. Do vậy, họ giữ nguyên lãi suất. Hầu hết các quốc gia trên thế giới cũng chưa tăng lãi suất để chờ dấu hiệu phục hồi kinh tế có bền vững hay không.
Ngân hàng Trung ương Australia đã tăng lãi suất vào cuối năm ngoái. Trước đó tôi nghĩ rằng việc tăng lãi suất này hơi sớm vì độ bền vững của tăng trưởng kinh tế mới thực sự diễn ra vào những tháng đầu năm 2010. Nhưng thời gian qua, kinh tế Australia phục hồi nhanh và tỷ lệ thất nghiệp giảm, do vậy, Ngân hàng Trung ương Australia đã đúng khi tăng lãi suất.
Việt Nam đặt ra mục tiêu tăng trưởng 6,5%, kiềm chế lạm phát ở mức 7% trong năm 2010. Tuy nhiên, 2 tháng đầu năm, chỉ số CPI của Việt Nam đã tăng 3,35%. Theo ông, Việt Nam phải làm gì để đạt được những mục tiêu này?
Lạm phát luôn là vấn đề đối với các nền kinh tế, nhưng với nhiều quốc gia thì giải quyết lạm phát dễ hơn là phục hồi kinh tế.
Ông Mike Smith: Nhiều nước vẫn đang thiểu phát. Đối với Việt Nam, cùng đồng thời đạt được hai mục tiêu trên là vấn đề rất khó khăn vì nhiều lúc tăng trưởng và kiềm chế lạm phát đối nghịch với nhau. Do vậy, Việt Nam phải cân đối tại từng thời điểm để giữ giá đồng tiền, ngăn lạm phát mà vẫn đảm bảo tăng trưởng kinh tế.
Để duy trì nền kinh tế phát triển bền vững cần có tầm nhìn dài hạn. Vì nếu chỉ chú ý vào những vấn đề ngắn hạn thì sớm hay muộn chúng ta cũng vấp phải những bất ổn.
Do vậy, theo tôi Việt Nam nên tìm mọi cách hút các nguồn vốn FDI. Việt Nam cũng cần tiếp tục quá trình cổ phần hóa và tư nhân hóa. Chính phủ Việt Nam đã và đang làm những điều này.
Bởi vậy, xét về mặt lâu dài, tiềm năng ở Việt Nam vẫn rất hấp dẫn. Hơn nữa, Việt Nam đã vượt qua suy thoái kinh tế toàn cầu rất tốt.
Tôi cho rằng, Việt Nam có thể vượt mức tăng trưởng 6,5% nếu các nước trong khu vực tăng trưởng dương và Trung Quốc giữ được mức tăng trưởng công bố.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng mới điều chỉnh tỷ giá thêm khoảng 3%, theo ông quyết định này có ảnh hưởng tới nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam không?
Ông Mike Smith: Việc giảm giá đồng tiền của bất cứ quốc gia nào là việc hết sức khó khăn vì bao giờ nó cũng có ảnh hưởng, phản ứng tiêu cực. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng tất cả những điều này là nhất thời, hầu hết nhà đầu tư khi xem xét cơ hội đầu tư thì họ đều nhìn vào yếu tố cơ bản nhất của nền kinh tế.
Còn vấn đề đồng tiền như thế nào chưa phải là quan trọng trong việc đầu tư lâu dài. Đối với các nhà đầu tư, họ muốn bảo đảm giá trị đồng vốn khi bỏ ra đầu tư ở quốc gia đó như thế nào, các tổ chức khác nhau thì họ có các cách khác nhau để bảo đảm giá trị của đồng vốn khi họ đưa vào quốc gia đó.
Chẳng hạn như có nên sở hữu bất động sản không khi đầu tư vào Việt Nam. Thực tế, các nhà đầu tư đã tính tới rủi ro tỷ giá khi họ đầu tư./.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa công bố giữ nguyên lãi suất cơ bản nhưng cho phép các ngân hàng cho vay trung, dài hạn theo lãi suất thỏa thuận. Ông đánh giá như thế nào về quyết định này?
Ông Mike Smith: Việc bỏ lãi “trần” cho vay trung, dài hạn là phù hợp với tình thực tế, tức là khoản vay vẫn có nhưng mà các khoản vay này được cho vay trong một môi trường cạnh tranh hơn so với trước đây. Tuy nhiên, điều quan trọng để đảm bảo sự phục hồi của một nền kinh tế là tạo ra nhu cầu vay tiền để phát triển sản xuất.
Nếu tăng lãi suất thì nhu cầu này sẽ giảm. Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước phải cố gắng đảm bảo các ngân hàng hoạt động có lãi và lành mạnh. Các doanh nghiệp cũng phải hoạt động hiệu quả hơn chứ không nên dựa cả vào Nhà nước.
Thực tế, vấn đề lãi suất khó giải quyết triệt để bởi vì đụng đến lãi suất tức là ảnh hưởng tới việc lạm phát có thể quay trở lại. Do vậy, ngân hàng trung ương các nước phải đưa ra các quyết định hết sức khó khăn, phải quan sát và kiểm soát trong từng tháng, đặc biệt đối với những quốc gia như Mỹ, Anh…
Hiện nay điều họ quan tâm nhất là giữ được mức độ tăng trưởng bền vững và lâu dài hơn là quan tâm tới lạm phát. Do vậy, họ giữ nguyên lãi suất. Hầu hết các quốc gia trên thế giới cũng chưa tăng lãi suất để chờ dấu hiệu phục hồi kinh tế có bền vững hay không.
Ngân hàng Trung ương Australia đã tăng lãi suất vào cuối năm ngoái. Trước đó tôi nghĩ rằng việc tăng lãi suất này hơi sớm vì độ bền vững của tăng trưởng kinh tế mới thực sự diễn ra vào những tháng đầu năm 2010. Nhưng thời gian qua, kinh tế Australia phục hồi nhanh và tỷ lệ thất nghiệp giảm, do vậy, Ngân hàng Trung ương Australia đã đúng khi tăng lãi suất.
Việt Nam đặt ra mục tiêu tăng trưởng 6,5%, kiềm chế lạm phát ở mức 7% trong năm 2010. Tuy nhiên, 2 tháng đầu năm, chỉ số CPI của Việt Nam đã tăng 3,35%. Theo ông, Việt Nam phải làm gì để đạt được những mục tiêu này?
Lạm phát luôn là vấn đề đối với các nền kinh tế, nhưng với nhiều quốc gia thì giải quyết lạm phát dễ hơn là phục hồi kinh tế.
Ông Mike Smith: Nhiều nước vẫn đang thiểu phát. Đối với Việt Nam, cùng đồng thời đạt được hai mục tiêu trên là vấn đề rất khó khăn vì nhiều lúc tăng trưởng và kiềm chế lạm phát đối nghịch với nhau. Do vậy, Việt Nam phải cân đối tại từng thời điểm để giữ giá đồng tiền, ngăn lạm phát mà vẫn đảm bảo tăng trưởng kinh tế.
Để duy trì nền kinh tế phát triển bền vững cần có tầm nhìn dài hạn. Vì nếu chỉ chú ý vào những vấn đề ngắn hạn thì sớm hay muộn chúng ta cũng vấp phải những bất ổn.
Do vậy, theo tôi Việt Nam nên tìm mọi cách hút các nguồn vốn FDI. Việt Nam cũng cần tiếp tục quá trình cổ phần hóa và tư nhân hóa. Chính phủ Việt Nam đã và đang làm những điều này.
Bởi vậy, xét về mặt lâu dài, tiềm năng ở Việt Nam vẫn rất hấp dẫn. Hơn nữa, Việt Nam đã vượt qua suy thoái kinh tế toàn cầu rất tốt.
Tôi cho rằng, Việt Nam có thể vượt mức tăng trưởng 6,5% nếu các nước trong khu vực tăng trưởng dương và Trung Quốc giữ được mức tăng trưởng công bố.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng mới điều chỉnh tỷ giá thêm khoảng 3%, theo ông quyết định này có ảnh hưởng tới nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam không?
Ông Mike Smith: Việc giảm giá đồng tiền của bất cứ quốc gia nào là việc hết sức khó khăn vì bao giờ nó cũng có ảnh hưởng, phản ứng tiêu cực. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng tất cả những điều này là nhất thời, hầu hết nhà đầu tư khi xem xét cơ hội đầu tư thì họ đều nhìn vào yếu tố cơ bản nhất của nền kinh tế.
Còn vấn đề đồng tiền như thế nào chưa phải là quan trọng trong việc đầu tư lâu dài. Đối với các nhà đầu tư, họ muốn bảo đảm giá trị đồng vốn khi bỏ ra đầu tư ở quốc gia đó như thế nào, các tổ chức khác nhau thì họ có các cách khác nhau để bảo đảm giá trị của đồng vốn khi họ đưa vào quốc gia đó.
Chẳng hạn như có nên sở hữu bất động sản không khi đầu tư vào Việt Nam. Thực tế, các nhà đầu tư đã tính tới rủi ro tỷ giá khi họ đầu tư./.
(Báo Tin Tức/Vietnam+)