Nửa chặng đường của Năm du lịch quốc gia duyên hải các tỉnh Bắc Trung bộ-Huế 2012 với chủ đề “Du lịch di sản” đã qua, dù đối mặt những khó khăn chung của nền kinh tế thế giới và trong nước nhưng vẫn phải ghi nhận ngành du lịch cơ bản duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định.
Vượt khó…
Báo cáo hoạt động sáu tháng đầu năm của các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho thấy, hầu hết các tỉnh thành đều có hoạt động ngành tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2011 dù khủng hoảng nợ công kéo dài, kinh tế vẫn tiếp tục trì trệ ở một số nước trong khu vực châu Âu, Bắc Mỹ… làm ảnh hưởng không nhỏ tới lượng khách du lịch đến Việt Nam.
Hà Nội đã đón 7,3 triệu lượt khách nội địa (tăng 24% so với cùng kỳ năm 2011) và hơn 1,03 triệu lượt khách quốc tế (tăng 20% so với cùng kỳ) trong sáu tháng đầu năm qua.
Quảng Ninh sau khi trở thành một trong bảy Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới đã đón gần 4,3 triệu lượt khách, trong đó có hơn 1.28 triệu lượt khách quốc tế, tổng doanh thu đạt 2.224 tỷ đồng.
Đà Nẵng đón hơn 1,3 triệu lượt khách (tăng 9% so với cùng kỳ), đón 42 chuyến tàu biển với hơn 35 nghìn lượt khách, tổng thu nhập từ du lịch ước đạt 2.916 tỷ đồng.
Thành phố Hồ Chí Minh đón hơn 1,8 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 34 nghìn tỷ đồng…
Tổng hợp trong sáu tháng đầu năm, ngành du lịch Việt đã đón gần 3,4 triệu lượt (khoảng 52% kế hoạch), khách du lịch nội địa ước đạt 17,5 triệu lượt (gần 54,6% kế hoạch), thu nhập du lịch ước đạt 75 nghìn tỷ đồng (gần 50,0% kế hoạch).
Kết quả này có được theo Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn là nhờ các địa phương đã chủ động, sáng tạo thực hiện các giải pháp phát triển du lịch trên các phương diện quảng bá hình ảnh nhằm thu hút khách, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch…
Đặc biệt, toàn ngành đã tập trung vào những nhiệm vụ đột phá như nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn chỉnh Luật Du lịch; xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030 và Quy hoạch tổng thể phát triển các vùng du lịch, phát triển du lịch cấp tỉnh...
Còn đuối
Tuy những kết quả đạt được là đáng khích lệ, nhưng Thứ Trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ Anh Tuấn cho rằng, thực tế công tác xúc tiến, quảng bá du lịch nhìn chung chưa có điểm nổi bật, việc khai thác các thị trường tiềm năng, trọng điểm vẫn thực hiện theo cách truyền thống, thiếu đột phá, năng động.
Bên cạnh đó, việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng, riêng biệt cũng chưa được tập trung làm ảnh hưởng tới quảng bá, xúc tiến du lịch.
Quản lý hoạt động kinh doanh lữ hành, lưu trú du lịch có sự gia tăng về số lượng, nhưng vẫn thiếu kiểm soát phát triển về chất lượng và tổng hợp tình trạng hoạt động để có những giải pháp định hướng quản lý phù hợp.
Một số hạn chế, bất cập tồn tại nhiều năm vẫn chưa được khắc phục, giải quyết như quy hoạch phát triển du lịch cấp vùng, cấp tỉnh còn thiếu và chưa đồng bộ, dẫn đến tình trạng phát triển tự phát các khu du lịch, sử dụng, khai thác không hợp lý tài nguyên du lịch, nhất là nguồn tài nguyên du lịch biển.
“Thiếu sự phối hợp, liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch và sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn và có khả năng cạnh tranh. Việc nâng giá, ép giá du khách vào các dịp nghỉ lễ... chưa được xử lý triệt để. Hình ảnh người bán hàng rong, đeo bám khách du lịch tại các khu du lịch trọng điểm vẫn c̣òn tái diễn,” ông Hồ Anh Tuấn thừa nhận.
Và, trong khi lượng khách ngày càng gia tăng thì khả năng cung ứng dịch vụ du lịch vẫn chưa đáp ứng kịp, vệ sinh môi trường tại các điểm du lịch cộng đồng, khu du lịch dã ngoại chưa đảm bảo.
Thách thức là thời cơ
Sáu tháng cuối năm 2012 dự báo tình hình kinh tế thế giới và trong nước vẫn còn khó khăn, tác động trực tiếp đến ngành du lịch. Đây vừa là thách thức đồng thời cũng là thời cơ với toàn ngành.
“Chắc chắn những câu hỏi về: Tái xác định thị trường trọng điểm phù hợp ra sao? Làm thế nào để củng cố, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch? Chiến dịch quảng bá, xúc tiến du lịch trọng tâm, trọng điểm được tiến hành bài bản như thế nào? Cân đối nguồn lực và cùng hợp tác, phát triển đã, đang, sẽ được ngành du lịch đặt ra và nỗ lực giải quyết,” Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn khẳng định.
Theo đó, ngành du lịch cần khai thác hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm mọi nguồn lực và lợi thế quốc gia, phát huy tính liên ngành, liên vùng, khả năng liên kết, bổ trợ trong phát triển du lịch. Đặc biệt, cần cộng sức, tập trung phát huy có hiệu quả Năm du lịch quốc gia duyên hải các tỉnh Bắc Trung bộ Huế-2012 với chủ đề “Du lịch di sản.”
“Phát triển nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp là mục tiêu, là yếu tố quyết định chất lượng dịch vụ và ưu tiên đào tạo nhân lực bậc cao, đội ngũ quản lý,” Thứ trưởng nhấn mạnh.
Với kết quả sáu tháng đạt được vị lãnh đạo ngành này đã chỉ đạo tiếp tục triển khai công tác sáu tháng cuối năm với các nội dung chính như: Triển khai các đề án thuộc Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia năm 2012; xây dựng Chiến dịch kích cầu du lịch nội địa; hoàn thiện Đề án tổ chức Hội chợi Du lịch Việt Nam giai đoạn 2013-2020; xây dựng đề án thành lập các văn phòng xúc tiến du lịch của Việt Nam tại một số nước, địa bàn trọng điểm (ngoài Nhật Bản)…/.
Vượt khó…
Báo cáo hoạt động sáu tháng đầu năm của các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho thấy, hầu hết các tỉnh thành đều có hoạt động ngành tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2011 dù khủng hoảng nợ công kéo dài, kinh tế vẫn tiếp tục trì trệ ở một số nước trong khu vực châu Âu, Bắc Mỹ… làm ảnh hưởng không nhỏ tới lượng khách du lịch đến Việt Nam.
Hà Nội đã đón 7,3 triệu lượt khách nội địa (tăng 24% so với cùng kỳ năm 2011) và hơn 1,03 triệu lượt khách quốc tế (tăng 20% so với cùng kỳ) trong sáu tháng đầu năm qua.
Quảng Ninh sau khi trở thành một trong bảy Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới đã đón gần 4,3 triệu lượt khách, trong đó có hơn 1.28 triệu lượt khách quốc tế, tổng doanh thu đạt 2.224 tỷ đồng.
Đà Nẵng đón hơn 1,3 triệu lượt khách (tăng 9% so với cùng kỳ), đón 42 chuyến tàu biển với hơn 35 nghìn lượt khách, tổng thu nhập từ du lịch ước đạt 2.916 tỷ đồng.
Thành phố Hồ Chí Minh đón hơn 1,8 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 34 nghìn tỷ đồng…
Tổng hợp trong sáu tháng đầu năm, ngành du lịch Việt đã đón gần 3,4 triệu lượt (khoảng 52% kế hoạch), khách du lịch nội địa ước đạt 17,5 triệu lượt (gần 54,6% kế hoạch), thu nhập du lịch ước đạt 75 nghìn tỷ đồng (gần 50,0% kế hoạch).
Kết quả này có được theo Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn là nhờ các địa phương đã chủ động, sáng tạo thực hiện các giải pháp phát triển du lịch trên các phương diện quảng bá hình ảnh nhằm thu hút khách, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch…
Đặc biệt, toàn ngành đã tập trung vào những nhiệm vụ đột phá như nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn chỉnh Luật Du lịch; xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030 và Quy hoạch tổng thể phát triển các vùng du lịch, phát triển du lịch cấp tỉnh...
Còn đuối
Tuy những kết quả đạt được là đáng khích lệ, nhưng Thứ Trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ Anh Tuấn cho rằng, thực tế công tác xúc tiến, quảng bá du lịch nhìn chung chưa có điểm nổi bật, việc khai thác các thị trường tiềm năng, trọng điểm vẫn thực hiện theo cách truyền thống, thiếu đột phá, năng động.
Bên cạnh đó, việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng, riêng biệt cũng chưa được tập trung làm ảnh hưởng tới quảng bá, xúc tiến du lịch.
Quản lý hoạt động kinh doanh lữ hành, lưu trú du lịch có sự gia tăng về số lượng, nhưng vẫn thiếu kiểm soát phát triển về chất lượng và tổng hợp tình trạng hoạt động để có những giải pháp định hướng quản lý phù hợp.
Một số hạn chế, bất cập tồn tại nhiều năm vẫn chưa được khắc phục, giải quyết như quy hoạch phát triển du lịch cấp vùng, cấp tỉnh còn thiếu và chưa đồng bộ, dẫn đến tình trạng phát triển tự phát các khu du lịch, sử dụng, khai thác không hợp lý tài nguyên du lịch, nhất là nguồn tài nguyên du lịch biển.
“Thiếu sự phối hợp, liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch và sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn và có khả năng cạnh tranh. Việc nâng giá, ép giá du khách vào các dịp nghỉ lễ... chưa được xử lý triệt để. Hình ảnh người bán hàng rong, đeo bám khách du lịch tại các khu du lịch trọng điểm vẫn c̣òn tái diễn,” ông Hồ Anh Tuấn thừa nhận.
Và, trong khi lượng khách ngày càng gia tăng thì khả năng cung ứng dịch vụ du lịch vẫn chưa đáp ứng kịp, vệ sinh môi trường tại các điểm du lịch cộng đồng, khu du lịch dã ngoại chưa đảm bảo.
Thách thức là thời cơ
Sáu tháng cuối năm 2012 dự báo tình hình kinh tế thế giới và trong nước vẫn còn khó khăn, tác động trực tiếp đến ngành du lịch. Đây vừa là thách thức đồng thời cũng là thời cơ với toàn ngành.
“Chắc chắn những câu hỏi về: Tái xác định thị trường trọng điểm phù hợp ra sao? Làm thế nào để củng cố, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch? Chiến dịch quảng bá, xúc tiến du lịch trọng tâm, trọng điểm được tiến hành bài bản như thế nào? Cân đối nguồn lực và cùng hợp tác, phát triển đã, đang, sẽ được ngành du lịch đặt ra và nỗ lực giải quyết,” Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn khẳng định.
Theo đó, ngành du lịch cần khai thác hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm mọi nguồn lực và lợi thế quốc gia, phát huy tính liên ngành, liên vùng, khả năng liên kết, bổ trợ trong phát triển du lịch. Đặc biệt, cần cộng sức, tập trung phát huy có hiệu quả Năm du lịch quốc gia duyên hải các tỉnh Bắc Trung bộ Huế-2012 với chủ đề “Du lịch di sản.”
“Phát triển nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp là mục tiêu, là yếu tố quyết định chất lượng dịch vụ và ưu tiên đào tạo nhân lực bậc cao, đội ngũ quản lý,” Thứ trưởng nhấn mạnh.
Với kết quả sáu tháng đạt được vị lãnh đạo ngành này đã chỉ đạo tiếp tục triển khai công tác sáu tháng cuối năm với các nội dung chính như: Triển khai các đề án thuộc Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia năm 2012; xây dựng Chiến dịch kích cầu du lịch nội địa; hoàn thiện Đề án tổ chức Hội chợi Du lịch Việt Nam giai đoạn 2013-2020; xây dựng đề án thành lập các văn phòng xúc tiến du lịch của Việt Nam tại một số nước, địa bàn trọng điểm (ngoài Nhật Bản)…/.
Xuân Mai (Vietnam+)