Ngày 24/6, quả tim được ghép trên bệnh nhân ghép tim đầu tiên ở Việt Nam đã sang ngày thứ bảy "đập" bình thường ở một cơ thể lạ. Đây là thành quả sau nhiều năm nghiên cứu và chuẩn bị của Học viện Quân y.
Đây cũng là bước ngoặt trong ngành y tế Việt Nam, đánh dấu Việt Nam đã làm chủ trong kỹ thuật ghép tim. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã tới thăm bệnh nhân may mắn này.
Ca ghép tim được thực hiện ngày 20/6 cùng với sự hợp tác, hỗ trợ máy móc của nhiều bệnh viện trong nước và chuyên gia từ Đài Loan, Trung Quốc.
Bệnh nhân được ghép gan Bùi Văn Nam, 48 tuổi, ở xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định; bị bệnh cơ tim thể giãn, suy tim độ 4. Các bác sĩ của Học viện Quân y đã tiến hành cuộc phẫu thuật kéo dài gần hai giờ và đến nay, sau một tuần được ghép, quả tim mới ghép của người bệnh đập bình thường, ăn uống, ngồi dậy và đi lại được.
Theo các chuyên gia y tế, với thành công này các bác sĩ Việt Nam có thể hoàn toàn làm chủ được kỹ thuật ghép tim. Bởi việc lấy tim và ghép tim, chạy tuần hoàn ngoài cơ thể có những điểm tương đồng với mổ tim hở - kỹ thuật này đã trở thành thường quy ở nhiều bệnh viện trong nước.
Vấn đề khó nhất và hồi sức sau mổ tim lần đầu tiên ở Việt Nam là các bác sĩ chưa có kinh nghiệm, nhất là cách sử dụng thuốc ức chế miễn dịch. Ngoài ra, một vướng mắc nữa làm cản trở sự phát triển của kỹ thuật ghép tạng là khâu tổ chức và có người hiến tạng. Việc chưa có trung tâm điều phối ghép tạng là một cản trở lớn cho việc phát triển kỹ thuật này, theo các chuyên gia.
Thống kê từ các bệnh viện cho thấy, hiện nay số lượng người bệnh cần được ghép tim ở Việt Nam là khá lớn. Trong khi đó, mỗi năm có hàng nghìn trường hợp chết não do bị chấn thương sọ não nặng. Nếu công tác vận động, tuyên truyền về hiến tạng được thực hiện tốt thì số người chết não có thể hiến tặng tạng nói chung và hiến tặng tim nói riêng trong số bệnh nhân này là không nhỏ.
Thời gian qua, Việt Nam đã tiến hành ghép tạng cho hàng trăm trường hợp đặc biệt trong thời gian gần đây; trong đó, Học viện Quân Y và Bệnh viện Việt Đức đã thực hiện ghép gan, thận và tim từ người chết não đã mở ra một cơ hội mới cho ngành ghép tạng Việt Nam và sự sống cho hàng ngàn người bệnh có nhu cầu được ghép tạng đang đợi chờ./.
Đây cũng là bước ngoặt trong ngành y tế Việt Nam, đánh dấu Việt Nam đã làm chủ trong kỹ thuật ghép tim. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã tới thăm bệnh nhân may mắn này.
Ca ghép tim được thực hiện ngày 20/6 cùng với sự hợp tác, hỗ trợ máy móc của nhiều bệnh viện trong nước và chuyên gia từ Đài Loan, Trung Quốc.
Bệnh nhân được ghép gan Bùi Văn Nam, 48 tuổi, ở xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định; bị bệnh cơ tim thể giãn, suy tim độ 4. Các bác sĩ của Học viện Quân y đã tiến hành cuộc phẫu thuật kéo dài gần hai giờ và đến nay, sau một tuần được ghép, quả tim mới ghép của người bệnh đập bình thường, ăn uống, ngồi dậy và đi lại được.
Theo các chuyên gia y tế, với thành công này các bác sĩ Việt Nam có thể hoàn toàn làm chủ được kỹ thuật ghép tim. Bởi việc lấy tim và ghép tim, chạy tuần hoàn ngoài cơ thể có những điểm tương đồng với mổ tim hở - kỹ thuật này đã trở thành thường quy ở nhiều bệnh viện trong nước.
Vấn đề khó nhất và hồi sức sau mổ tim lần đầu tiên ở Việt Nam là các bác sĩ chưa có kinh nghiệm, nhất là cách sử dụng thuốc ức chế miễn dịch. Ngoài ra, một vướng mắc nữa làm cản trở sự phát triển của kỹ thuật ghép tạng là khâu tổ chức và có người hiến tạng. Việc chưa có trung tâm điều phối ghép tạng là một cản trở lớn cho việc phát triển kỹ thuật này, theo các chuyên gia.
Thống kê từ các bệnh viện cho thấy, hiện nay số lượng người bệnh cần được ghép tim ở Việt Nam là khá lớn. Trong khi đó, mỗi năm có hàng nghìn trường hợp chết não do bị chấn thương sọ não nặng. Nếu công tác vận động, tuyên truyền về hiến tạng được thực hiện tốt thì số người chết não có thể hiến tặng tạng nói chung và hiến tặng tim nói riêng trong số bệnh nhân này là không nhỏ.
Thời gian qua, Việt Nam đã tiến hành ghép tạng cho hàng trăm trường hợp đặc biệt trong thời gian gần đây; trong đó, Học viện Quân Y và Bệnh viện Việt Đức đã thực hiện ghép gan, thận và tim từ người chết não đã mở ra một cơ hội mới cho ngành ghép tạng Việt Nam và sự sống cho hàng ngàn người bệnh có nhu cầu được ghép tạng đang đợi chờ./.
N.M (TTXVN/Vietnam+)