Tổ chức Xã hội Tự nhiên Malaysia (MNS) phối hợp với Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) ấn hành Hướng dẫn hải sản bền vững của Malaysia nhằm kêu gọi người dân thay đổi sự lựa chọn hải sản tiêu thụ để tránh sự suy giảm thêm các loài cá nhất định.
Hướng dẫn cũng khuyên người tiêu dùng Malaysia nên chọn dùng ngao Bến Tre của Việt Nam như một hải sản được chứng nhận đảm bảo tiêu chuẩn của Hội đồng quản lý hàng hải (MSC) về bảo vệ môi trường.
Trong số 50 loài hải sản phổ biến nhất của Malaysia, hướng dẫn khuyến cáo người dân chỉ nên dùng 17 loài như đối xám, cá thu Tây Ban Nha, cá sòng... và cân nhắc khi tiêu thụ 13 loài như cá mú, cá trích đuôi dài, tôm sú...
20 loài như cá chim, cá đuối, cá thờn bơn, cá hồi san hô... được hướng dẫn khuyến cáo nên tránh hoàn toàn việc đánh bắt và ăn.
Hướng dẫn, là một phần của chiến dịch Cứu nguồn hải sản để đánh dấu Ngày Đại dương Thế giới, được dựa trên một nghiên cứu 21 tháng của các chuyên gia ngành thủy sản sau khi xem xét sự 383 ngư trường bao gồm 85 loài ở Malaysia.
Ông P Gangaram, Giám đốc chương trình vùng biển bán đảo Malaysia của WWF cho biết: “Hầu hết các khu vực đánh bắt cá ven biển quanh bán đảo Malaysia đã đánh bắt quá mức từ những năm 1980, vì thế sản lượng đánh bắt giảm, giảm loài cá giá trị cao.”
Malaysia là nước có nhiều người tiêu dùng thủy sản lớn nhất Đông Nam Á. Sở thích ăn uống này làm suy thoái các vùng biển của cá. Trữ lượng cá dưới đáy biển ở một số khu vực của nước này đã giảm 90% trong 30 năm qua./.
Hướng dẫn cũng khuyên người tiêu dùng Malaysia nên chọn dùng ngao Bến Tre của Việt Nam như một hải sản được chứng nhận đảm bảo tiêu chuẩn của Hội đồng quản lý hàng hải (MSC) về bảo vệ môi trường.
Trong số 50 loài hải sản phổ biến nhất của Malaysia, hướng dẫn khuyến cáo người dân chỉ nên dùng 17 loài như đối xám, cá thu Tây Ban Nha, cá sòng... và cân nhắc khi tiêu thụ 13 loài như cá mú, cá trích đuôi dài, tôm sú...
20 loài như cá chim, cá đuối, cá thờn bơn, cá hồi san hô... được hướng dẫn khuyến cáo nên tránh hoàn toàn việc đánh bắt và ăn.
Hướng dẫn, là một phần của chiến dịch Cứu nguồn hải sản để đánh dấu Ngày Đại dương Thế giới, được dựa trên một nghiên cứu 21 tháng của các chuyên gia ngành thủy sản sau khi xem xét sự 383 ngư trường bao gồm 85 loài ở Malaysia.
Ông P Gangaram, Giám đốc chương trình vùng biển bán đảo Malaysia của WWF cho biết: “Hầu hết các khu vực đánh bắt cá ven biển quanh bán đảo Malaysia đã đánh bắt quá mức từ những năm 1980, vì thế sản lượng đánh bắt giảm, giảm loài cá giá trị cao.”
Malaysia là nước có nhiều người tiêu dùng thủy sản lớn nhất Đông Nam Á. Sở thích ăn uống này làm suy thoái các vùng biển của cá. Trữ lượng cá dưới đáy biển ở một số khu vực của nước này đã giảm 90% trong 30 năm qua./.
Xuân Triển/Kuala Lumpur (Vietnam+)