Tết Canh Dần 2010 đã về trên thành phố mang tên Bác. Hàng loạt các triển lãm, lễ hội về mùa Xuân tưng bừng diễn ra khắp nơi. Đường phố trở nên sạch đẹp, trang hoàng lộng lẫy với hàng hàng lớp lớp hoa và đèn màu. Nhạc xuân rộn rã trên khắp phố phường, nhà hát, trung tâm mua sắm.
Dạo phố “ông Đồ”, đem lộc về nhà
Những năm gần đây, phong trào viết thư pháp, mua chữ, tặng tranh, tặng thơ... không còn xa lạ với người dân thành phố. Hình ảnh những ông Đồ cầm bút khai triển nét chữ bay lượn, đầy màu sắc và đậm chất Xuân đã thân quen với cả những du khách.
Năm nay, các phố “ông Đồ” như trước khuôn viên Nhà văn hóa Thanh Niên, Cung văn hóa Lao động (Quận 1), Trung tâm Văn hóa Quận 5 và trên đường Trương Định (Quận 3)... đồng loạt khai trương.
Những câu đối hay, ý nghĩa viết bằng mực tàu trên giấy đỏ; những tảng đá “muôn hình vạn trạng” trở nên đẹp lạ thường với các nét thư pháp và hình ảnh ngày Xuân; những chiếc móc khóa nhỏ xinh được tận dụng làm nền cho thư pháp điêu luyện,... và rất nhiều những đồ lưu niệm khác được trang trí bằng thư pháp ẩn chứa nhiều ý nghĩa khác nhau.
Năm Canh Dần nên tranh Hổ được trưng bày và bán rất chạy. Cùng với đó là các chữ “Phúc”, “Lộc”, “Thọ”,... cả tiếng Việt lẫn tiếng Hán thể hiện bay bổng cùng thư pháp được trưng bày và bán như những lời chúc hay, ý nghĩa gửi tặng du khách và người mua.
Đáng chú ý, ông Đồ vẽ chữ ở đây đa phần toàn là sinh viên các trường Đại học Kiến Trúc, Đại học Mỹ thuật, Đại học Văn Lang... trẻ trung, năng động và rất sáng tạo. Họ có chung một niềm đam mê thư pháp, muốn thể hiện mình và đem nguồn vui đến cho bao người. Có cả những ông Đồ là... phái đẹp. Chính nét đẹp duyên dáng trong tà áo dài của các nữ... ông Đồ đã làm tăng thêm sức thu hút cho phố “ông Đồ”.
Nhiều hoạt động văn hóa độc đáo
Hàng loạt hoạt động vui chơi, giải trí mang đậm nét văn hóa cổ truyền trong khuôn khổ lễ hội “Tết Việt - Canh Dần 2010” tại Nhà văn hóa Thanh niên sẽ diễn ra đến tận mùng 5 Tết (ngày 18/2). Đối tượng phục vụ chủ yếu là thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên và công nhân xa nhà, các em thiếu nhi tại các mái ấm, nhà mở...
Với chủ đề “Tết Việt”, các hoạt động của lễ hội tái hiện sinh động những nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng của người Việt trên các vùng miền tổ quốc trong mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Tiêu biểu như hội thi làm bánh chưng, bánh tét; thi diễn các trò chơi dân gian truyền thống như: đấu cờ người, diễn võ thuật dân tộc, chơi ô ăn quan,... Qua đó, giúp giới trẻ thành phố khám phá những nét văn hóa độc đáo của người Việt, có ý thức bảo tồn và phát huy những tinh hóa văn hóa của dân tộc.
“Tết Việt” cũng được thể hiện đậm nét trong văn hóa uống trà - ngâm thơ - viết thư pháp của người Việt. Các bạn trẻ không chỉ được thưởng thức trà ướp với nhiều hương liệu như: sen, hoa lài, hoa bưởi,... còn được nghe các nghệ nhân vừa diễn thư pháp vừa ngâm thơ trên nền nhạc du dương, trầm bổng của cây đàn nguyệt.
Thú chơi Hoa cảnh
Cũng như mọi năm, hội hoa Xuân không chỉ là chợ hoa đầu mối, là sân chơi, giao lưu học hỏi kinh nghiệm và tìm đầu ra cho nông dân trồng hoa, mà quan trọng hơn cả là thể hiện thú chơi hoa kiểng của các nghệ nhân. Khách đến tham quan cũng đủ mọi thành phần, thanh niên thích chụp hình với các loài hoa, trung niên thì chọn và mua những chậu hoa lạ đem về trang trí trong nhà,... Còn người cao tuổi chủ yếu ngắm hoặc tranh tài về hoa và nghệ thuật chơi hoa cảnh...
Hàng năm, cứ vào dịp cuối năm, Tết đến, Xuân về, làng nghề hoa, cây kiểng ở ấp Thạch An, xã Trung An, huyện Củ Chi trở nên sôi động và náo nhiệt. Tham gia hội hoa Xuân, các nghệ nhân thường giới thiệu với bạn chơi, với công chúng những “kiệt tác” của mình. Các loại hoa cảnh Bonsai (đại, trung, tiểu), hoa cảnh thú, hoa cảnh cổ... không còn được chú ý nhiều như những năm trước, mà thay bằng nhiều phong cách mới như: dựng hoa theo tiểu cảnh, thiết kế không gian trưng bày theo bố cục sân vườn...
Các nghệ nhân nhà vườn từ các làng hoa ở các tỉnh lân cận cũng góp mặt khoe sắc nhiều “sản phẩm” hoa được nhập khẩu./.
Dạo phố “ông Đồ”, đem lộc về nhà
Những năm gần đây, phong trào viết thư pháp, mua chữ, tặng tranh, tặng thơ... không còn xa lạ với người dân thành phố. Hình ảnh những ông Đồ cầm bút khai triển nét chữ bay lượn, đầy màu sắc và đậm chất Xuân đã thân quen với cả những du khách.
Năm nay, các phố “ông Đồ” như trước khuôn viên Nhà văn hóa Thanh Niên, Cung văn hóa Lao động (Quận 1), Trung tâm Văn hóa Quận 5 và trên đường Trương Định (Quận 3)... đồng loạt khai trương.
Những câu đối hay, ý nghĩa viết bằng mực tàu trên giấy đỏ; những tảng đá “muôn hình vạn trạng” trở nên đẹp lạ thường với các nét thư pháp và hình ảnh ngày Xuân; những chiếc móc khóa nhỏ xinh được tận dụng làm nền cho thư pháp điêu luyện,... và rất nhiều những đồ lưu niệm khác được trang trí bằng thư pháp ẩn chứa nhiều ý nghĩa khác nhau.
Năm Canh Dần nên tranh Hổ được trưng bày và bán rất chạy. Cùng với đó là các chữ “Phúc”, “Lộc”, “Thọ”,... cả tiếng Việt lẫn tiếng Hán thể hiện bay bổng cùng thư pháp được trưng bày và bán như những lời chúc hay, ý nghĩa gửi tặng du khách và người mua.
Đáng chú ý, ông Đồ vẽ chữ ở đây đa phần toàn là sinh viên các trường Đại học Kiến Trúc, Đại học Mỹ thuật, Đại học Văn Lang... trẻ trung, năng động và rất sáng tạo. Họ có chung một niềm đam mê thư pháp, muốn thể hiện mình và đem nguồn vui đến cho bao người. Có cả những ông Đồ là... phái đẹp. Chính nét đẹp duyên dáng trong tà áo dài của các nữ... ông Đồ đã làm tăng thêm sức thu hút cho phố “ông Đồ”.
Nhiều hoạt động văn hóa độc đáo
Hàng loạt hoạt động vui chơi, giải trí mang đậm nét văn hóa cổ truyền trong khuôn khổ lễ hội “Tết Việt - Canh Dần 2010” tại Nhà văn hóa Thanh niên sẽ diễn ra đến tận mùng 5 Tết (ngày 18/2). Đối tượng phục vụ chủ yếu là thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên và công nhân xa nhà, các em thiếu nhi tại các mái ấm, nhà mở...
Với chủ đề “Tết Việt”, các hoạt động của lễ hội tái hiện sinh động những nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng của người Việt trên các vùng miền tổ quốc trong mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Tiêu biểu như hội thi làm bánh chưng, bánh tét; thi diễn các trò chơi dân gian truyền thống như: đấu cờ người, diễn võ thuật dân tộc, chơi ô ăn quan,... Qua đó, giúp giới trẻ thành phố khám phá những nét văn hóa độc đáo của người Việt, có ý thức bảo tồn và phát huy những tinh hóa văn hóa của dân tộc.
“Tết Việt” cũng được thể hiện đậm nét trong văn hóa uống trà - ngâm thơ - viết thư pháp của người Việt. Các bạn trẻ không chỉ được thưởng thức trà ướp với nhiều hương liệu như: sen, hoa lài, hoa bưởi,... còn được nghe các nghệ nhân vừa diễn thư pháp vừa ngâm thơ trên nền nhạc du dương, trầm bổng của cây đàn nguyệt.
Thú chơi Hoa cảnh
Cũng như mọi năm, hội hoa Xuân không chỉ là chợ hoa đầu mối, là sân chơi, giao lưu học hỏi kinh nghiệm và tìm đầu ra cho nông dân trồng hoa, mà quan trọng hơn cả là thể hiện thú chơi hoa kiểng của các nghệ nhân. Khách đến tham quan cũng đủ mọi thành phần, thanh niên thích chụp hình với các loài hoa, trung niên thì chọn và mua những chậu hoa lạ đem về trang trí trong nhà,... Còn người cao tuổi chủ yếu ngắm hoặc tranh tài về hoa và nghệ thuật chơi hoa cảnh...
Hàng năm, cứ vào dịp cuối năm, Tết đến, Xuân về, làng nghề hoa, cây kiểng ở ấp Thạch An, xã Trung An, huyện Củ Chi trở nên sôi động và náo nhiệt. Tham gia hội hoa Xuân, các nghệ nhân thường giới thiệu với bạn chơi, với công chúng những “kiệt tác” của mình. Các loại hoa cảnh Bonsai (đại, trung, tiểu), hoa cảnh thú, hoa cảnh cổ... không còn được chú ý nhiều như những năm trước, mà thay bằng nhiều phong cách mới như: dựng hoa theo tiểu cảnh, thiết kế không gian trưng bày theo bố cục sân vườn...
Các nghệ nhân nhà vườn từ các làng hoa ở các tỉnh lân cận cũng góp mặt khoe sắc nhiều “sản phẩm” hoa được nhập khẩu./.
Hữu Duyên (Vietnam+)