Toàn bộ đường phố của Vùng thủ đô Brussels, Bỉ, ngày 18/9, vắng hẳn bóng những chiếc xe ôtô con và các phương tiện vận chuyển hạng nặng khi lễ kỷ niệm “Ngày không ôtô” lần thứ 11 diễn ra tại đây.
Chỉ có các phương tiện công cộng như tàu điện, xe buýt, taxi, các dịch vụ khẩn cấp và những người có giấy phép đặc biệt mới được phép đi lại bằng ôtô trong khu vực cấm.
Người dân ở Brussels được khuyến khích sử dụng xe đạp và được sử dụng phương tiện giao thông công cộng miễn phí từ 9 giờ sáng đến 7 giờ tối trong ngày.
Brussels, được mệnh danh là thành phố đông xe cộ nhất châu Âu, đã tổ chức sự kiện này từ năm 2000. Thành phố này muốn xe đạp sẽ chiếm 20% số phương tiện tham gia giao thông vào năm 2020.
Theo báo cáo của EU, hiện nay xe đạp chỉ mới chiếm tỷ lệ 4% hoặc 5% số phương tiện tham gia giao thông tại Bỉ, và trên toàn EU, chỉ có 7% số công dân đi xe đạp hàng ngày.
“Ngày không ôtô” được tổ chức để hưởng ứng phong trào xây dựng một môi trường trong sạch hơn cho các đô thị châu Âu thông qua chiến dịch “Tuần giao thông châu Âu” do Liên minh châu Âu (EU) phát động và tài trợ.
Đại diện Ủy ban châu Âu phụ trách về môi trường phát biểu: “Chiến dịch này khuyến khích người dân các đô thị nghĩ tới các phương tiện đi lại mới và thân thiện với môi trường hơn, góp phần làm cho các thành phố của họ trở thành nơi có môi trường sống trong lành.”
Hơn 10 năm qua, chiến dịch này đã rất thành công và hiện trở thành một hiện tượng mang tính toàn cầu.
Hàng năm, có hàng trăm thành phố tại châu Âu hưởng ứng chiến dịch này, thường được tổ chức từ ngày 16-22/9.
Chủ đề của “Tuần giao thông châu Âu” năm nay là “Các phương tiện giao thông thay thế” hướng người dân đô thị tới việc chuyển sang các phương tiện giao thông giúp môi trường phát triển bền vững hơn, như các phương tiện giao thông công cộng, xe đạp và đi bộ, thay vì đi ôtô riêng.
Các nhà hoạch định chiến dịch này thừa nhận một ngày không thể tạo nhiều thay đổi đối với tình trạng môi trường dù tốn kém tới hàng triệu euro để tổ chức, song sự kiện này sẽ giúp nâng cao nhận thức cho người dân về sự cần thiết phải cải thiện môi trường và chất lượng cuộc sống tại đô thị, và tạo ra sự thay đổi tích cực về hành vi giao thông trong tương lai./.
Chỉ có các phương tiện công cộng như tàu điện, xe buýt, taxi, các dịch vụ khẩn cấp và những người có giấy phép đặc biệt mới được phép đi lại bằng ôtô trong khu vực cấm.
Người dân ở Brussels được khuyến khích sử dụng xe đạp và được sử dụng phương tiện giao thông công cộng miễn phí từ 9 giờ sáng đến 7 giờ tối trong ngày.
Brussels, được mệnh danh là thành phố đông xe cộ nhất châu Âu, đã tổ chức sự kiện này từ năm 2000. Thành phố này muốn xe đạp sẽ chiếm 20% số phương tiện tham gia giao thông vào năm 2020.
Theo báo cáo của EU, hiện nay xe đạp chỉ mới chiếm tỷ lệ 4% hoặc 5% số phương tiện tham gia giao thông tại Bỉ, và trên toàn EU, chỉ có 7% số công dân đi xe đạp hàng ngày.
“Ngày không ôtô” được tổ chức để hưởng ứng phong trào xây dựng một môi trường trong sạch hơn cho các đô thị châu Âu thông qua chiến dịch “Tuần giao thông châu Âu” do Liên minh châu Âu (EU) phát động và tài trợ.
Đại diện Ủy ban châu Âu phụ trách về môi trường phát biểu: “Chiến dịch này khuyến khích người dân các đô thị nghĩ tới các phương tiện đi lại mới và thân thiện với môi trường hơn, góp phần làm cho các thành phố của họ trở thành nơi có môi trường sống trong lành.”
Hơn 10 năm qua, chiến dịch này đã rất thành công và hiện trở thành một hiện tượng mang tính toàn cầu.
Hàng năm, có hàng trăm thành phố tại châu Âu hưởng ứng chiến dịch này, thường được tổ chức từ ngày 16-22/9.
Chủ đề của “Tuần giao thông châu Âu” năm nay là “Các phương tiện giao thông thay thế” hướng người dân đô thị tới việc chuyển sang các phương tiện giao thông giúp môi trường phát triển bền vững hơn, như các phương tiện giao thông công cộng, xe đạp và đi bộ, thay vì đi ôtô riêng.
Các nhà hoạch định chiến dịch này thừa nhận một ngày không thể tạo nhiều thay đổi đối với tình trạng môi trường dù tốn kém tới hàng triệu euro để tổ chức, song sự kiện này sẽ giúp nâng cao nhận thức cho người dân về sự cần thiết phải cải thiện môi trường và chất lượng cuộc sống tại đô thị, và tạo ra sự thay đổi tích cực về hành vi giao thông trong tương lai./.
Thái Vân/Brussels (Vietnam+)