Nghệ An có diện tích tự nhiên lớn, chủng loại thổ nhưỡng phong phú, có nhiều đồi núi, sông, suối để phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ.
Nghề này ở Nghệ An hình thành và phát triển khá sớm (giữa thế kỷ XVI), được du nhập từ tỉnh Hà Đông (cũ) vào, phát triển mạnh các huyện Nam Đàn, Đô Lương, Diễn Châu, Quỳnh Lưu. Trải qua thời gian, giá kén tằm không ổn định, sản phẩm làm không tiêu thụ được nên người dân đã chặt bỏ hết cây dâu chuyển sang trồng cây khác.
Những năm gần đây, do nhu cầu thị trường tăng cao cùng với chính sách hỗ trợ của Nhà nước, những tiến bộ khoa học kỹ thuật, nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ ở Nghệ An phát triển trở lại. Các huyện Diễn Châu, Anh Sơn, Thanh Chương, Đô Lương, Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Quỳ Châu tận dụng các vùng đất ven sông, đất bạc màu, đất triền đồi quy hoạch, trồng dâu thâm canh.
Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, bà con nông dân đã lai tạo chọn lọc được nhiều giống dâu, giống tằm năng suất cao, chất lượng cao hay công nghệ nhân giống dâu trồng hạt, bón phân phối hợp, phòng trừ bệnh tổng hợp, nuôi tằm 2 giai đoạn, nâng cao năng suất kén đạt 1,5-2 tấn kén/ha. Đến nay, toàn tỉnh có gần 500ha trồng dâu với trên 1.500 hộ tham gia trồng dâu, nuôi tằm. Với giá kén bình quân là 90.000 đồng/kg người trồng dâu nuôi tằm sẽ có thu nhập trên 12 triệu đồng/năm.
Là một nghề dễ làm, ít vốn, thu nhập khá cao nên người dân rất yên tâm và phấn khởi mở rộng diện tích trồng dâu, nuôi tằm. Tằm dễ nuôi, ngắn ngày và có thể nuôi thường xuyên trong năm. Trung bình mỗi năm có thể nuôi 8 vụ tằm, thời gian nuôi từ lúc tằm trứng đến khi tằm cho kén khoảng 30 ngày/vụ, riêng mùa nắng nóng chỉ 20 ngày/vụ tằm.
Dâu là loại cây dễ trồng, có thời gian sinh trưởng dài, có khả năng phát triển mạnh, chịu hạn, chịu úng và chịu rét tốt. Cây dâu trồng 1 lần cho thu hoạch 30 năm. Nếu trồng thâm canh thì có thể trồng xen các loại cây ngắn ngày khác như lạc, ngô, đậu. Đặc biệt cây dâu có thể sinh trưởng và phát triển tốt trên vùng đất bạc màu, ven sông, triền đồi, vừa có tác dụng chống xói mòn.
Tỉnh Nghệ An có 3 làng nghề ươm tơ là làng Tiền Tiến xã Diễn Kim, Diễn Châu; làng Xuân Như xã Đặng Sơn, Đô Lương; xóm 6 xã Tường Sơn, Anh Sơn.
Trên địa bàn tỉnh cũng đã hình thành các cơ sở kinh doanh tơ tằm, điển hình là doanh nghiệp tư nhân dâu tơ tằm Lam Giang ở xã Thanh Giang, huyện Thanh Chương; Công ty cổ phần sản xuất Sợi tơ tằm Yarrn silk ở phường Quang Tiến, thị xã Thái Hòa. Các Công ty này đã đầu tư thiết bị máy móc hiện đại, sản xuất các sản phẩm sợi tơ tằm chất lượng cao. Công ty Lam Giang đã ký các hợp đồng cung cấp giống, hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm với các hộ của huyện Thanh Chương, Nam Đàn. Công ty Yarrn silk thu mua kén và hỗ trợ người trồng dâu, giá dâu giống và một năm đầu giống tằm. Trung tâm Khuyến công tỉnh đã hỗ trợ 615 triệu đồng phát triển nghề ươm tơ như đào tạo nghề ươm tơ, xây dựng thương hiệu, phát triển làng nghề.
Tơ tằm ở Nghệ An là loại sợi tự nhiên cao cấp có tính chất đặc biệt như độ bóng cao, mềm mại, xốp. Quần áo, khăn được làm bằng chất liệu tơ tằm rất được khách trong nước cũng như nước ngoài ưa chuộng.
Thời gian tới, tỉnh tiếp tục mở rộng diện tích trồng dâu, có chính sách hỗ trợ cho các hộ dân ở các địa phương nuôi tằm để tăng thu nhập. Song song đó, tỉnh chú trọng mô hình liên kết “bốn nhà” đồng thời mời gọi và tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp đến đầu tư, cùng với nhân dân trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, tiêu thụ sản phẩm, kết hợp với phát triển du lịch, dịch vụ để quảng bá sản phẩm làng nghề./.
Nghề này ở Nghệ An hình thành và phát triển khá sớm (giữa thế kỷ XVI), được du nhập từ tỉnh Hà Đông (cũ) vào, phát triển mạnh các huyện Nam Đàn, Đô Lương, Diễn Châu, Quỳnh Lưu. Trải qua thời gian, giá kén tằm không ổn định, sản phẩm làm không tiêu thụ được nên người dân đã chặt bỏ hết cây dâu chuyển sang trồng cây khác.
Những năm gần đây, do nhu cầu thị trường tăng cao cùng với chính sách hỗ trợ của Nhà nước, những tiến bộ khoa học kỹ thuật, nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ ở Nghệ An phát triển trở lại. Các huyện Diễn Châu, Anh Sơn, Thanh Chương, Đô Lương, Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Quỳ Châu tận dụng các vùng đất ven sông, đất bạc màu, đất triền đồi quy hoạch, trồng dâu thâm canh.
Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, bà con nông dân đã lai tạo chọn lọc được nhiều giống dâu, giống tằm năng suất cao, chất lượng cao hay công nghệ nhân giống dâu trồng hạt, bón phân phối hợp, phòng trừ bệnh tổng hợp, nuôi tằm 2 giai đoạn, nâng cao năng suất kén đạt 1,5-2 tấn kén/ha. Đến nay, toàn tỉnh có gần 500ha trồng dâu với trên 1.500 hộ tham gia trồng dâu, nuôi tằm. Với giá kén bình quân là 90.000 đồng/kg người trồng dâu nuôi tằm sẽ có thu nhập trên 12 triệu đồng/năm.
Là một nghề dễ làm, ít vốn, thu nhập khá cao nên người dân rất yên tâm và phấn khởi mở rộng diện tích trồng dâu, nuôi tằm. Tằm dễ nuôi, ngắn ngày và có thể nuôi thường xuyên trong năm. Trung bình mỗi năm có thể nuôi 8 vụ tằm, thời gian nuôi từ lúc tằm trứng đến khi tằm cho kén khoảng 30 ngày/vụ, riêng mùa nắng nóng chỉ 20 ngày/vụ tằm.
Dâu là loại cây dễ trồng, có thời gian sinh trưởng dài, có khả năng phát triển mạnh, chịu hạn, chịu úng và chịu rét tốt. Cây dâu trồng 1 lần cho thu hoạch 30 năm. Nếu trồng thâm canh thì có thể trồng xen các loại cây ngắn ngày khác như lạc, ngô, đậu. Đặc biệt cây dâu có thể sinh trưởng và phát triển tốt trên vùng đất bạc màu, ven sông, triền đồi, vừa có tác dụng chống xói mòn.
Tỉnh Nghệ An có 3 làng nghề ươm tơ là làng Tiền Tiến xã Diễn Kim, Diễn Châu; làng Xuân Như xã Đặng Sơn, Đô Lương; xóm 6 xã Tường Sơn, Anh Sơn.
Trên địa bàn tỉnh cũng đã hình thành các cơ sở kinh doanh tơ tằm, điển hình là doanh nghiệp tư nhân dâu tơ tằm Lam Giang ở xã Thanh Giang, huyện Thanh Chương; Công ty cổ phần sản xuất Sợi tơ tằm Yarrn silk ở phường Quang Tiến, thị xã Thái Hòa. Các Công ty này đã đầu tư thiết bị máy móc hiện đại, sản xuất các sản phẩm sợi tơ tằm chất lượng cao. Công ty Lam Giang đã ký các hợp đồng cung cấp giống, hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm với các hộ của huyện Thanh Chương, Nam Đàn. Công ty Yarrn silk thu mua kén và hỗ trợ người trồng dâu, giá dâu giống và một năm đầu giống tằm. Trung tâm Khuyến công tỉnh đã hỗ trợ 615 triệu đồng phát triển nghề ươm tơ như đào tạo nghề ươm tơ, xây dựng thương hiệu, phát triển làng nghề.
Tơ tằm ở Nghệ An là loại sợi tự nhiên cao cấp có tính chất đặc biệt như độ bóng cao, mềm mại, xốp. Quần áo, khăn được làm bằng chất liệu tơ tằm rất được khách trong nước cũng như nước ngoài ưa chuộng.
Thời gian tới, tỉnh tiếp tục mở rộng diện tích trồng dâu, có chính sách hỗ trợ cho các hộ dân ở các địa phương nuôi tằm để tăng thu nhập. Song song đó, tỉnh chú trọng mô hình liên kết “bốn nhà” đồng thời mời gọi và tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp đến đầu tư, cùng với nhân dân trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, tiêu thụ sản phẩm, kết hợp với phát triển du lịch, dịch vụ để quảng bá sản phẩm làng nghề./.
Bích Huệ (TTXVN/Vietnam+)