Từ 1/3, Trung tâm biểu diễn nghệ thuật Âu Cơ (8 Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội), địa điểm biểu diễn của Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam, chính thức “đỏ đèn”. Sau 10 năm chờ đợi, từ nay, gần 200 nghệ sĩ của nhà hát sẽ có “nhà riêng” để cùng tụ hội và thỏa sức lao động nghệ thuật.
Với kinh phí đầu tư gần 169 tỷ đồng, trung tâm được xây dựng với 730 chỗ ngồi, có trang thiết bị hoàn chỉnh, hệ thống sân khấu, kỹ thuật âm thanh, ánh sáng hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật cao của những chương trình biểu diễn nghệ thuật lớn.
Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trò chuyện với Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam, Nghệ sĩ Ưu tú Nguyễn Quang Vinh trong niềm vui mới này.
Có “nhà riêng” mới khai trương tiêu tốn gần 169 tỷ đồng, vậy phương châm hoạt động của nhà hát thời gian tới sẽ thế nào?
Nghệ sĩ Quang Vinh: Khi đã có trung tâm biểu diễn riêng thì vấn đề của Nhà hát lại là diễn cái gì, làm cách nào để khán giả đến với mình mặc dù chúng tôi có rất nhiều nghệ sĩ lớn… Chúng tôi xây dựng các chương trình dựa trên phương châm chính là biểu diễn nghệ thuật phải có nhiều kinh nghiệm về nghệ thuật biểu diễn.
Vì thế lãnh đạo nhà hát cũng đưa ra phương châm là tất cả các nghệ sĩ, diễn viên phải xác định cải cách tương đối toàn diện, đặc biệt quan tâm đến công tác chuyên môn. Làm sao hát phải hay hơn, nó không có nghĩa là hát to hơn hay trong trẻo hơn. Trước đây, anh có thể nhắm mắt đeo kính hát bằng mồm nhưng bây giờ hát phải bằng cả ngoại hình, bằng mắt, bằng những nét biểu cảm trên gương mặt và những “phụ trợ” khác.
Tức là hát phải mang tính thị trường hơn?
Nghệ sĩ Quang Vinh: Nếu mình hiểu nó là thị trường theo nghĩa tích cực thì đúng, là khi anh đáp ứng được công chúng, còn hiểu thị trường theo nghĩa là tiền thì nó sẽ bị xô lệch. Tất nhiên, tiền không phải là xấu, bởi tiền chính là thước đo xem người ta có đến với mình hay không. Nhiều khách có nghĩa sẽ nhiều tiền, và muốn có nhiều khách thì phải có cái người ta thích. Thế nhưng nếu anh bị thị trường hóa ở chỗ anh chỉ có cái người ta thích thôi thì là mất mình. Chính điều đó làm mình phải đứng giữa sự lựa chọn rất khó.
Tất nhiên, qua thực tế, nhà hát chúng tôi cũng thấy rằng tính dân tộc cũng có thể lôi kéo được công chúng nếu làm hay, tạo được sự hấp dẫn chứ người ta cũng không quay lưng với dân tộc đâu, chẳng qua từ trước tới nay ta làm chưa tới nơi tới chốn.
Vậy mục tiêu của lãnh đạo nhà hát vẫn là hướng tới phát triển những chương trình nghệ thuật thiên về tính dân tộc?
Nghệ sĩ Quang Vinh: Dân tộc theo nghĩa hiểu đúng, vì hiện nay ngay trong làng những người làm nghệ thuật dân tộc cũng chưa chắc đã có cách hiểu thống nhất thế nào là dân tộc. Người ta cứ hiểu múa dân tộc phải là múa Mèo, múa Thái, múa Tày… hoặc là những gì cổ cổ. Đó là quan niệm rất sai.
Tính dân tộc nó là những giá trị nghệ thuật toàn diện từ cổ chí kim của cả dân tộc mà mình có quyền khai thác. Anh em trong giới nhiều khi cũng tranh luận, ví dụ hôm nay tuổi trẻ hát dân tộc hoặc diễn nhạc cụ dân tộc theo một cách mới, những các bậc lão thành có thể chưa chấp nhận nó vì cho như thế là không đúng, cứ muốn nó phải làm như thời của mình mới là hay… Nếu như thế thì cả thế giới phải dừng lại để giữ gìn những vốn cổ và sẽ không còn có ngày mai nữa vì mọi thứ vẫn phải phát triển theo quy luật của tạo hóa.
Nhà hát “sở hữu” nhiều nghệ sĩ lớn cả về tầm vóc lẫn tuổi nghề, tuy đó là lợi thế song cũng gây hạn chế trong xu thế xã hội hóa…
Nghệ sĩ Quang Vinh: Nhà hát có rất nhiều nghệ sĩ có danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, có công, có quá trình… nhưng phần lớn đều đã ở lứa tuổi không thuận lợi cho việc xã hội hóa hoặc trẻ hóa. Nhưng nói thế cũng không có nghĩa họ bỏ đi mà nhiều người còn có giọng hát rất tốt.
Chính vì mặt trái này mà chúng tôi phải trang bị cho họ những phụ trợ, nghĩa là phải đưa ra những chương trình phù hợp, không thể bắt Nghệ sĩ Nhân dân Trung Đức, Nghệ sĩ Nhân dân Thu Hiền ra tập nhảy được.
Vậy thời gian tới Nhà hát sẽ cho công chúng thưởng thức những “món” gì?
Nghệ sĩ Quang Vinh: Thói quen ta chỉ bán cái ta có đã quá lạc hậu rồi. Chúng tôi sẽ buộc phải xây dựng những chương trình có chủ đề với những “màu sắc”, nội dung và trường phái âm nhạc cụ thể. Khán giả bây giờ cũng thích thế.
Trước đây chỉ gọi là các chương trình ca-múa-nhạc chung chung, trong đó người trẻ ra hát bài “máu” nhất rồi đến bác lớn tuổi ra hát bài cổ… Bây giờ cần phải thanh lọc. Đêm nhạc sẽ có thương hiệu hẳn hoi, ví dụ như loại nhạc gì và phải kết hợp với thông tin tuyên truyền hết sức chu đáo.
Chúng tôi có quá nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, vì thế sẽ xây dựng định kỳ giới thiệu chân dung các nghệ sĩ. Có địa điểm tổ chức biểu diễn rồi nhà hát sẽ phải tự làm việc này. Thời gian đầu làm sẽ phải chấp nhận thử thách, chấp nhận đối mặt với sự thật đó là thắng hay thua. Và, chúng tôi có phương án là nếu lỗ vẫn phải làm bởi đấy mang tính định hướng, không phải nói một cách sáo rỗng nhưng mình phải tập làm quen để nâng cao chính mình.
Cảm ơn ông!
Với kinh phí đầu tư gần 169 tỷ đồng, trung tâm được xây dựng với 730 chỗ ngồi, có trang thiết bị hoàn chỉnh, hệ thống sân khấu, kỹ thuật âm thanh, ánh sáng hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật cao của những chương trình biểu diễn nghệ thuật lớn.
Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trò chuyện với Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam, Nghệ sĩ Ưu tú Nguyễn Quang Vinh trong niềm vui mới này.
Có “nhà riêng” mới khai trương tiêu tốn gần 169 tỷ đồng, vậy phương châm hoạt động của nhà hát thời gian tới sẽ thế nào?
Nghệ sĩ Quang Vinh: Khi đã có trung tâm biểu diễn riêng thì vấn đề của Nhà hát lại là diễn cái gì, làm cách nào để khán giả đến với mình mặc dù chúng tôi có rất nhiều nghệ sĩ lớn… Chúng tôi xây dựng các chương trình dựa trên phương châm chính là biểu diễn nghệ thuật phải có nhiều kinh nghiệm về nghệ thuật biểu diễn.
Vì thế lãnh đạo nhà hát cũng đưa ra phương châm là tất cả các nghệ sĩ, diễn viên phải xác định cải cách tương đối toàn diện, đặc biệt quan tâm đến công tác chuyên môn. Làm sao hát phải hay hơn, nó không có nghĩa là hát to hơn hay trong trẻo hơn. Trước đây, anh có thể nhắm mắt đeo kính hát bằng mồm nhưng bây giờ hát phải bằng cả ngoại hình, bằng mắt, bằng những nét biểu cảm trên gương mặt và những “phụ trợ” khác.
Tức là hát phải mang tính thị trường hơn?
Nghệ sĩ Quang Vinh: Nếu mình hiểu nó là thị trường theo nghĩa tích cực thì đúng, là khi anh đáp ứng được công chúng, còn hiểu thị trường theo nghĩa là tiền thì nó sẽ bị xô lệch. Tất nhiên, tiền không phải là xấu, bởi tiền chính là thước đo xem người ta có đến với mình hay không. Nhiều khách có nghĩa sẽ nhiều tiền, và muốn có nhiều khách thì phải có cái người ta thích. Thế nhưng nếu anh bị thị trường hóa ở chỗ anh chỉ có cái người ta thích thôi thì là mất mình. Chính điều đó làm mình phải đứng giữa sự lựa chọn rất khó.
Tất nhiên, qua thực tế, nhà hát chúng tôi cũng thấy rằng tính dân tộc cũng có thể lôi kéo được công chúng nếu làm hay, tạo được sự hấp dẫn chứ người ta cũng không quay lưng với dân tộc đâu, chẳng qua từ trước tới nay ta làm chưa tới nơi tới chốn.
Vậy mục tiêu của lãnh đạo nhà hát vẫn là hướng tới phát triển những chương trình nghệ thuật thiên về tính dân tộc?
Nghệ sĩ Quang Vinh: Dân tộc theo nghĩa hiểu đúng, vì hiện nay ngay trong làng những người làm nghệ thuật dân tộc cũng chưa chắc đã có cách hiểu thống nhất thế nào là dân tộc. Người ta cứ hiểu múa dân tộc phải là múa Mèo, múa Thái, múa Tày… hoặc là những gì cổ cổ. Đó là quan niệm rất sai.
Tính dân tộc nó là những giá trị nghệ thuật toàn diện từ cổ chí kim của cả dân tộc mà mình có quyền khai thác. Anh em trong giới nhiều khi cũng tranh luận, ví dụ hôm nay tuổi trẻ hát dân tộc hoặc diễn nhạc cụ dân tộc theo một cách mới, những các bậc lão thành có thể chưa chấp nhận nó vì cho như thế là không đúng, cứ muốn nó phải làm như thời của mình mới là hay… Nếu như thế thì cả thế giới phải dừng lại để giữ gìn những vốn cổ và sẽ không còn có ngày mai nữa vì mọi thứ vẫn phải phát triển theo quy luật của tạo hóa.
Nhà hát “sở hữu” nhiều nghệ sĩ lớn cả về tầm vóc lẫn tuổi nghề, tuy đó là lợi thế song cũng gây hạn chế trong xu thế xã hội hóa…
Nghệ sĩ Quang Vinh: Nhà hát có rất nhiều nghệ sĩ có danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, có công, có quá trình… nhưng phần lớn đều đã ở lứa tuổi không thuận lợi cho việc xã hội hóa hoặc trẻ hóa. Nhưng nói thế cũng không có nghĩa họ bỏ đi mà nhiều người còn có giọng hát rất tốt.
Chính vì mặt trái này mà chúng tôi phải trang bị cho họ những phụ trợ, nghĩa là phải đưa ra những chương trình phù hợp, không thể bắt Nghệ sĩ Nhân dân Trung Đức, Nghệ sĩ Nhân dân Thu Hiền ra tập nhảy được.
Vậy thời gian tới Nhà hát sẽ cho công chúng thưởng thức những “món” gì?
Nghệ sĩ Quang Vinh: Thói quen ta chỉ bán cái ta có đã quá lạc hậu rồi. Chúng tôi sẽ buộc phải xây dựng những chương trình có chủ đề với những “màu sắc”, nội dung và trường phái âm nhạc cụ thể. Khán giả bây giờ cũng thích thế.
Trước đây chỉ gọi là các chương trình ca-múa-nhạc chung chung, trong đó người trẻ ra hát bài “máu” nhất rồi đến bác lớn tuổi ra hát bài cổ… Bây giờ cần phải thanh lọc. Đêm nhạc sẽ có thương hiệu hẳn hoi, ví dụ như loại nhạc gì và phải kết hợp với thông tin tuyên truyền hết sức chu đáo.
Chúng tôi có quá nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, vì thế sẽ xây dựng định kỳ giới thiệu chân dung các nghệ sĩ. Có địa điểm tổ chức biểu diễn rồi nhà hát sẽ phải tự làm việc này. Thời gian đầu làm sẽ phải chấp nhận thử thách, chấp nhận đối mặt với sự thật đó là thắng hay thua. Và, chúng tôi có phương án là nếu lỗ vẫn phải làm bởi đấy mang tính định hướng, không phải nói một cách sáo rỗng nhưng mình phải tập làm quen để nâng cao chính mình.
Cảm ơn ông!
Mai Anh (Vietnam+)