Ngày 10/11, nghệ sỹ nổi tiếng người Nhật Bản Tamasaburo Bando V đã được ông Hiroo Imura, Chủ tịch Quỹ Inamori, trao Giải thưởng Kyoto năm 2011 trong lĩnh vực nghệ thuật và triết học.
Đây là công dân Nhật Bản thứ 14 được vinh danh kể từ khi giải thưởng danh giá này ra đời vào năm 1985.
Lễ trao Giải thưởng Kyoto được tổ chức trọng thể ở cố đô Kyoto với sự tham dự của Công chúa Nhật Bản Takamado, các quan chức Chính phủ Nhật Bản và đại diện một số phái đoàn ngoại giao nước ngoài tại nước này.
Ông Bando là một diễn viên ca vũ kịch Kabuki chuyen đóng các vai nữ hàng đầu Nhật Bản. Ông được trao Giải thưởng Kyoto trong lĩnh vực nghệ thuật và triết học nhờ những kỹ thuật diễn xuất riêng có của mình. Không chỉ có kịch Kabuki, ông Bando còn là một nghệ sỹ rất tích cực tham gia vào nhiều loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.
Cũng được vinh danh tại lễ trao giải năm nay là nhà khoa học vật liệu John Werner Cahn của Mỹ và nhà vật lý thiên văn Rashid Alievich Sunyaev mang quốc tịch kép Nga-Đức.
Nhà khoa học Cahn được trao Giải thưởng Kyoto trong lĩnh vực công nghệ tiên tiến nhờ phát triển học thuyết về sự phân hủy tách pha của các vật liệu hợp kim bằng cách kết hợp khái niệm công biến dạng với công thoát của hệ thống hợp kim. Học thuyết này giúp cho các nhà khoa học có thể dự báo được các cấu trúc vi mô tối ưu của vật liệu hợp kim và tối đa hóa chức năng của chúng. Học thuyết này đã giúp định hướng quá trình chế tạo các vật liệu hợp kim, đồng thời đóng góp cho sự tiến bộ của khoa học vật liệu và ngành công nghiệp vật liệu.
Nhà khoa học Sunyaev được trao Giải thưởng Kyoto trong lĩnh vực khoa học cơ bản nhờ đưa ra đề xuất học thuyết về các dao động của bức xạ phông vi sóng vũ trụ để khám phá vũ trụ và đóng góp cho ngành thiên văn năng lượng cao.
Giải thưởng Kyoto là giải thưởng thường niên của Quỹ Inamori do ông Kazuo Inamori, sáng lập viên của tập đoàn Kyocera (Nhật Bản), thành lập.
Đây là một giải thưởng có mục đích tương tự như giải Nobel nên thường được coi là “giải Nobel của châu Á.”
Giải thưởng này được trao tặng cho các cá nhân và tổ chức có nhiều đóng góp cho việc cải thiện cuộc sống của con người bằng các thành tựu vĩ đại trên ba lĩnh vực gồm công nghệ tiên tiến, khoa học cơ bản, nghệ thuật và triết học.
Các ứng cử viên cho giải thưởng này do các chuyen gia trên khắp thế giới đề cử và được lựa chọn bởi Ủy ban Tuyển chọn Giải thưởng Kyoto và sau đó là Ủy ban Giải thưởng Kyoto.
Ủy ban Điều hành Giải thưởng Kyoto sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về người sẽ được nhận giải thưởng danh giá này.
Cùng với chứng chỉ và một huy chương làm bằng vàng ròng 20K, mỗi người nhận Giải thưởng Kyoto sẽ được trao số tiền 50 triệu yen (khoảng 641.000 USD)./.
Đây là công dân Nhật Bản thứ 14 được vinh danh kể từ khi giải thưởng danh giá này ra đời vào năm 1985.
Lễ trao Giải thưởng Kyoto được tổ chức trọng thể ở cố đô Kyoto với sự tham dự của Công chúa Nhật Bản Takamado, các quan chức Chính phủ Nhật Bản và đại diện một số phái đoàn ngoại giao nước ngoài tại nước này.
Ông Bando là một diễn viên ca vũ kịch Kabuki chuyen đóng các vai nữ hàng đầu Nhật Bản. Ông được trao Giải thưởng Kyoto trong lĩnh vực nghệ thuật và triết học nhờ những kỹ thuật diễn xuất riêng có của mình. Không chỉ có kịch Kabuki, ông Bando còn là một nghệ sỹ rất tích cực tham gia vào nhiều loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.
Cũng được vinh danh tại lễ trao giải năm nay là nhà khoa học vật liệu John Werner Cahn của Mỹ và nhà vật lý thiên văn Rashid Alievich Sunyaev mang quốc tịch kép Nga-Đức.
Nhà khoa học Cahn được trao Giải thưởng Kyoto trong lĩnh vực công nghệ tiên tiến nhờ phát triển học thuyết về sự phân hủy tách pha của các vật liệu hợp kim bằng cách kết hợp khái niệm công biến dạng với công thoát của hệ thống hợp kim. Học thuyết này giúp cho các nhà khoa học có thể dự báo được các cấu trúc vi mô tối ưu của vật liệu hợp kim và tối đa hóa chức năng của chúng. Học thuyết này đã giúp định hướng quá trình chế tạo các vật liệu hợp kim, đồng thời đóng góp cho sự tiến bộ của khoa học vật liệu và ngành công nghiệp vật liệu.
Nhà khoa học Sunyaev được trao Giải thưởng Kyoto trong lĩnh vực khoa học cơ bản nhờ đưa ra đề xuất học thuyết về các dao động của bức xạ phông vi sóng vũ trụ để khám phá vũ trụ và đóng góp cho ngành thiên văn năng lượng cao.
Giải thưởng Kyoto là giải thưởng thường niên của Quỹ Inamori do ông Kazuo Inamori, sáng lập viên của tập đoàn Kyocera (Nhật Bản), thành lập.
Đây là một giải thưởng có mục đích tương tự như giải Nobel nên thường được coi là “giải Nobel của châu Á.”
Giải thưởng này được trao tặng cho các cá nhân và tổ chức có nhiều đóng góp cho việc cải thiện cuộc sống của con người bằng các thành tựu vĩ đại trên ba lĩnh vực gồm công nghệ tiên tiến, khoa học cơ bản, nghệ thuật và triết học.
Các ứng cử viên cho giải thưởng này do các chuyen gia trên khắp thế giới đề cử và được lựa chọn bởi Ủy ban Tuyển chọn Giải thưởng Kyoto và sau đó là Ủy ban Giải thưởng Kyoto.
Ủy ban Điều hành Giải thưởng Kyoto sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về người sẽ được nhận giải thưởng danh giá này.
Cùng với chứng chỉ và một huy chương làm bằng vàng ròng 20K, mỗi người nhận Giải thưởng Kyoto sẽ được trao số tiền 50 triệu yen (khoảng 641.000 USD)./.
Thanh Tùng/Tokyo (Vietnam+)