Ngày 28/6, ông Nguyễn Hoàng Giang, Chi cục trưởng Chi cục nuôi trồng thủy sản tỉnh Bạc Liêu cho biết, qua xét nghiệm của Trung tâm chẩn đoán Thú y Trung ương, 3/3 mẫu nghêu chết ở Hợp tác xã Thắng Lợi đều dương tính với ký sinh trùng nội bào Perkinsus.
Đây là loại ký sinh trùng giống với loại virút gây chết nghêu ở Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh), Tiền Giang và Bến Tre trước đó. Đối với nghêu ở Bạc Liêu chết do nhiễm ký sinh trùng trên có khả năng lây bệnh từ nghêu giống, vì nghêu giống nuôi tại đây có nguồn gốc từ Bến Tre.
Ngoài ra, phân tích về mẫu nước, bùn, còn phát hiện hàm lượng Amonia tổng số (0.453mg/l) và Nitrit (0,079mg/l) trong môi trường nước rất cao và vượt ngược cho phép theo QCVN 08:2008 về chất lượng nước mặt (0.2mg/l đối với Amonia và 0,02mg/l đối với Nitrit).
Những ngày đầu tháng Sáu, tại vùng bãi bồi ven biển của tỉnh Bạc Liêu, hơn 120 ha nghêu nuôi thương phẩm của Hợp tác xã Thắng Lợi, đóng tại xã Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu, có hiện tượng nghêu chết đột ngột, không rõ nguyên nhân.
Theo Chi cục nuôi trồng thủy sản tỉnh Bạc Liêu và Ban chủ nhiệm Hợp tác xã Thắng Lợi, qua kiểm tra thực tế nghêu bị chết ở hơn 90% diện tích nuôi, trong đó có khoảng 50% diện tích nghêu nuôi chuẩn bị cho thu hoạch, thời gian nuôi từ 8-9 tháng tuổi. Hiện tại, nghêu vẫn tiếp tục chết và đang lây lan rất nhanh. Thống kê ban đầu, ước thiệt hại trên 10 tỷ đồng.
Hợp tác xã Thắng Lợi được thành lập và đi vào hoạt động gần 5 năm qua, với tổng số 1.800 xã viên đa phần là các hộ nghèo, không đất, thiếu phương tiện sản xuất. Đặc biệt, hợp tác xã có gần 600 xã viên là người dân tộc Khmer và hơn 100 xã viên thuộc diện gia đình chính sách nghèo.
Từ khi gia nhập hợp tác xã, gia đình các xã viên hết sức phấn khởi, bởi vì bên cạnh việc được chia lợi tức sau tất cả các kỳ thu hoạch, các xã viên còn được trả công lao động hàng tháng để cải thiện cuộc sống. Thế nhưng, nghêu nuôi thương phẩm ở hơn 120ha theo mô hình thâm canh của hợp tác xã liên tục chết hàng loạt, không thể thu hoạch, cũng không có cách nào khống chế. Tình trạng này, khiến hợp tác xã gặp nhiều khó khăn./.
Đây là loại ký sinh trùng giống với loại virút gây chết nghêu ở Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh), Tiền Giang và Bến Tre trước đó. Đối với nghêu ở Bạc Liêu chết do nhiễm ký sinh trùng trên có khả năng lây bệnh từ nghêu giống, vì nghêu giống nuôi tại đây có nguồn gốc từ Bến Tre.
Ngoài ra, phân tích về mẫu nước, bùn, còn phát hiện hàm lượng Amonia tổng số (0.453mg/l) và Nitrit (0,079mg/l) trong môi trường nước rất cao và vượt ngược cho phép theo QCVN 08:2008 về chất lượng nước mặt (0.2mg/l đối với Amonia và 0,02mg/l đối với Nitrit).
Những ngày đầu tháng Sáu, tại vùng bãi bồi ven biển của tỉnh Bạc Liêu, hơn 120 ha nghêu nuôi thương phẩm của Hợp tác xã Thắng Lợi, đóng tại xã Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu, có hiện tượng nghêu chết đột ngột, không rõ nguyên nhân.
Theo Chi cục nuôi trồng thủy sản tỉnh Bạc Liêu và Ban chủ nhiệm Hợp tác xã Thắng Lợi, qua kiểm tra thực tế nghêu bị chết ở hơn 90% diện tích nuôi, trong đó có khoảng 50% diện tích nghêu nuôi chuẩn bị cho thu hoạch, thời gian nuôi từ 8-9 tháng tuổi. Hiện tại, nghêu vẫn tiếp tục chết và đang lây lan rất nhanh. Thống kê ban đầu, ước thiệt hại trên 10 tỷ đồng.
Hợp tác xã Thắng Lợi được thành lập và đi vào hoạt động gần 5 năm qua, với tổng số 1.800 xã viên đa phần là các hộ nghèo, không đất, thiếu phương tiện sản xuất. Đặc biệt, hợp tác xã có gần 600 xã viên là người dân tộc Khmer và hơn 100 xã viên thuộc diện gia đình chính sách nghèo.
Từ khi gia nhập hợp tác xã, gia đình các xã viên hết sức phấn khởi, bởi vì bên cạnh việc được chia lợi tức sau tất cả các kỳ thu hoạch, các xã viên còn được trả công lao động hàng tháng để cải thiện cuộc sống. Thế nhưng, nghêu nuôi thương phẩm ở hơn 120ha theo mô hình thâm canh của hợp tác xã liên tục chết hàng loạt, không thể thu hoạch, cũng không có cách nào khống chế. Tình trạng này, khiến hợp tác xã gặp nhiều khó khăn./.
Huỳnh Sử (TTXVN/Vietnam+)