Sáng 11/6, Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát đăng đàn trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.
Các vấn đề cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê đất trồng rừng; về đảm bảo nông dân có lãi 30% trở lên so với giá thành sản xuất lúa gạo nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu Quốc hội.
Sẽ rút giấy phép đối với những dự án bất hợp lý, có ý đồ chiếm dụng đất
Đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (Yên Bái), Lê Như Tiến (Quảng Trị) mở đầu phiên chất vấn Bộ trưởng Cao Đức Phát bằng câu hỏi trực tiếp vào việc cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê đất trồng rừng trong thời gian 50 năm trong khi dân còn thiếu đất.
Theo đại biểu Lê Như Tiến, việc cho doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thuê đất trồng rừng là “lợi bất cập hại.”
Các đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết sau khi tiến hành kiểm tra, đánh giá, bộ có chủ trương tiếp tục cho nước ngoài thuê đất trồng rừng nữa không và biện pháp nào để người dân sống được bằng nghề rừng...
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết vấn đề này bộ đã có báo cáo gửi Quốc hội với số liệu tổng hợp cụ thể tới cuối năm 2009.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng thông tin hiện có 10 địa phương đã xem xét và có văn bản chấp thuận các dự án đầu tư trên tổng diện tích 305.353ha. Nhưng đây mới là chấp thuận chủ trương, còn trên thực tế mới có văn bản giao cho thuê trong 50 năm là 15.664ha. Đồng ý để liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và nông dân với các nhà đầu tư là trên 18.160ha.
Thực tế các nhà đầu tư đã trồng trên 15.183ha và khoanh nuôi trên 542ha...
Bộ trưởng cho rằng thông tin Chính phủ đã cho thuê trên 300.000ha là chưa chính xác, thực tế là mới cho thuê dài hạn 15.664ha.
Theo Bộ trưởng, theo Luật Đầu tư, Luật Đất đai, việc xem xét cho thuê đất cũng như chấp thuận các dự án đầu tư trong lĩnh vực lâm nghiệp là thuộc thẩm quyền của Ủy ban Nhân dân các tỉnh, vì thế các bộ chỉ có ý kiến khi được các dịa phương có yêu cầu.
Ngay sau khi các địa phương có báo cáo, bộ đã kiểm tra ở hai địa phương và được biết các địa phương thực hiện nghiêm túc theo quy định luật pháp hiện hành, có xem xét khía cạnh kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng.
Bộ trưởng cho biết khi trao đổi lãnh đạo Lạng Sơn đã khẳng định các dự án đã được xem xét kỹ các khía cạnh chứ không chỉ thuần túy về kinh tế.
Sau khi có ý kiến của nhân dân, bộ đã cùng các bộ liên quan kiểm tra và có báo cáo tổng hợp.
Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục kiểm tra không chỉ trong lĩnh vực trồng rừng mà cả trong nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Các bộ luôn cố gắng cao nhất làm rõ vấn đề để có chủ trương tiếp theo dù Chính phủ không giao thời hạn báo cáo.
Không đồng tình với cách trả lời lòng vòng trên, các đại biểu Nguyễn Văn Tuyết và Lê Như Tiến đề nghị Bộ trưởng Phát tiếp tục làm rõ về việc cấp giấy chứng nhận đầu tư cho doanh nghiệp nước ngoài; trách nhiệm của Bộ trưởng đến đâu khi phát hiện ra những bất hợp lý và có dấu hiệu sai phạm...
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết các địa phương đã có giấy chứng nhận đầu tư không có nghĩa là toàn bộ diện tích 305.353ha đã được giao cho các nhà đầu tư. Trên cơ sở giấy này, các nhà đầu tư phối hợp với chính quyền địa phương khảo sát từng khu đất cụ thể và chỉ giao đất khi có đủ điệu kiện, tức là không phải đã có chủ quản lý, không đáp ứng yêu cầu khác.
Các địa phương đã có thiếu sót là khi cấp giấy chứng nhận đầu tư chỉ căn cứ vào thông tin khảo sát sơ bộ nên đã có nơi bao gồm cả diện tích giao đã giao cho một số ít nông dân, thậm chí là đã giao cho dự án khác... Nhưng sau khảo sát, những diện tích đó sẽ được loại ra.
Đại biểu Lê Quang Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng-An ninh của Quốc hội đã đưa ra những thông tin dựa trên những khảo sát của Ủy ban tại một số địa phương với những con số chênh lệch khá xa so với con số báo cáo của Bộ trưởng Cao Đức Phát.
Đại biểu Lê Quang Bình cho biết sau khi có thông tin trên báo chí, ủy ban đã đi khảo sát một số địa phương. Hiện nay, toàn quốc có 19 dự án nước ngoài được cấp phép ở trồng rừng ở 18 tỉnh với diện tích trên 398.374ha chứ không phải 305.353ha như bộ báo cáo.
Tuy nhiên về đặc điểm của đất giao, trong báo cáo của bộ không nói rõ, nhưng theo đại biểu Bình, hầu hết đều nằm ở vị trí, khu vực trọng yếu về quốc phòng, an ninh, có khu vực là rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn.
Đại biểu Nguyễn Đình Xuân (Tây Ninh) tỏ ra bức xúc trước những thông tin mà đại biểu Quốc hội đưa ra và cách trả lời của Bộ trưởng Cao Đức Phát.
Đại biểu Xuân nhấn mạnh Bộ trưởng nói rằng chỉ có dự kiến cho thuê hơn 300.000ha, chứ không phải đã cho thuê nhưng nếu dư luận không phát hiện kịp thời thì đương nhiên sẽ là cho thuê. Việc đình chỉ cho thuê là ngoài ý muốn của Bộ trưởng, là do dư luận và Quốc hội lên tiếng.
Trả lời đại biểu Nguyễn Đình Xuân, Bộ trưởng cho biết Bộ Nông nghiệp được giao trách nhiệm quản lý về rừng. Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao trách nhiệm quản lý về đất. Trong trường hợp này, các địa phương cho thuê đất chứ không cho thuê rừng. Vì thế các địa phương không hỏi ý kiến Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khi cho thuê đất. Vì thế khi có ý kiến của dư luận, Thủ tướng đã giao Bộ Nông nghiệp báo cáo Chính phủ và Quốc hội.
“Rõ ràng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phải có trách nhiệm cùng với các thành viên khác trước những vấn đề có liên quan của đất nước. Bộ luôn nhận trách nhiệm của mình nhưng cũng không thể làm những việc không đúng thẩm quyền,” Bộ trưởng nhấn mạnh.
"Chia lửa" với Bộ trưởng Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc cho biết các quy định phân cấp theo Luật Đầu tư đã tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, cũng qua phân cấp nhiều vấn đề đã nảy sinh như sân golf, trồng rừng, khai thác khoáng sản. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương rà soát lại những mặt được, chưa được theo phân cấp để làm tốt hơn công tác thu hút đầu tư nước ngoài và quản lý Nhà nước.
Nông dân vẫn chưa có lãi trên 30% so với giá thành sản xuất lúa
Các đại biểu Hồ Thị Thu Hằng (Vĩnh Long), Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng), Danh Út (Kiên Giang) và nhiều đại biểu đề nghị Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết giải pháp của bộ để đảm bảo nông dân có lãi trên 30% so với giá thành sản xuất lúa.
Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, Bộ Tài chính đã hướng dẫn các địa phương xác định chi tiết các loại chi phí giá thành lúa trong đó có các chi phí lao động như: sửa bờ, gieo sạ, bón phân, làm cỏ, bơm nước, phun thuốc bảo vệ thực vật, dưỡng lúa, gặt, vận chuyển, tuốt lúa, phơi lúa, công khác...
Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã xác định giá thành lúa vụ Đông Xuân 2009-2010 trung bình 2.600-3.000 đồng/kg. Với giá lúa trên thị trường khoảng 4.000 đồng/kg, mức lãi của nông dân đã gần 30% giá thành.
Tuy nhiên, đại biểu Danh Út cho biết Các cơ quan chức năng của Chính phủ tính giá thành sản xuất lúa, bình quân 3.000 đồng/kg, giao các doanh nghiệp mua 4.000 đồng/kg và cho rằng như vậy nông dân lãi 30%.
Đại biểu Danh Út cho rằng cách tính như vậy là chưa đúng, chưa đủ, còn nhiều bất cập.
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết Bộ Tài chính được Chính phủ giao chủ trì hướng dẫn các địa phương cách tính. Bộ Tài chính đã có công văn hướng dẫn về việc này. Các địa phương cần chủ động tiến hành và báo cáo về Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để có căn cứ làm việc với hiệp hội xác định giá mua.
"Nhưng đúng như đại biểu Danh Út nói, sản xuất lúa gạo ở ngay phạm vi một tỉnh cũng rất khác nhau, giữa các hộ gia đình cũng có giá thành khác nhau. Nhưng thị trường là một và giá trên thị trường là một, chúng ta không thể có giá cho từng hộ gia đình, thậm chí cho từng tỉnh. Giá tốt nhất có thể đem lại tốt nhất cho nông dân là giá tiệm cận thế giới chứ chúng ta không thể đặt ra giá để doanh nghiệp mua có lợi cho nông dân nhưng lỗ trên thị trường quốc tế,” Bộ trưởng khẳng định.
Ông cho biết những gì Chính phủ và bộ làm là thực hiện các biện pháp để giá trong nước tiệm cận với giá thế giới; đồng thời hỗ trợ nông dân giảm giá thành để có lợi nhuận cao hơn./.
Các vấn đề cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê đất trồng rừng; về đảm bảo nông dân có lãi 30% trở lên so với giá thành sản xuất lúa gạo nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu Quốc hội.
Sẽ rút giấy phép đối với những dự án bất hợp lý, có ý đồ chiếm dụng đất
Đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (Yên Bái), Lê Như Tiến (Quảng Trị) mở đầu phiên chất vấn Bộ trưởng Cao Đức Phát bằng câu hỏi trực tiếp vào việc cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê đất trồng rừng trong thời gian 50 năm trong khi dân còn thiếu đất.
Theo đại biểu Lê Như Tiến, việc cho doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thuê đất trồng rừng là “lợi bất cập hại.”
Các đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết sau khi tiến hành kiểm tra, đánh giá, bộ có chủ trương tiếp tục cho nước ngoài thuê đất trồng rừng nữa không và biện pháp nào để người dân sống được bằng nghề rừng...
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết vấn đề này bộ đã có báo cáo gửi Quốc hội với số liệu tổng hợp cụ thể tới cuối năm 2009.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng thông tin hiện có 10 địa phương đã xem xét và có văn bản chấp thuận các dự án đầu tư trên tổng diện tích 305.353ha. Nhưng đây mới là chấp thuận chủ trương, còn trên thực tế mới có văn bản giao cho thuê trong 50 năm là 15.664ha. Đồng ý để liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và nông dân với các nhà đầu tư là trên 18.160ha.
Thực tế các nhà đầu tư đã trồng trên 15.183ha và khoanh nuôi trên 542ha...
Bộ trưởng cho rằng thông tin Chính phủ đã cho thuê trên 300.000ha là chưa chính xác, thực tế là mới cho thuê dài hạn 15.664ha.
Theo Bộ trưởng, theo Luật Đầu tư, Luật Đất đai, việc xem xét cho thuê đất cũng như chấp thuận các dự án đầu tư trong lĩnh vực lâm nghiệp là thuộc thẩm quyền của Ủy ban Nhân dân các tỉnh, vì thế các bộ chỉ có ý kiến khi được các dịa phương có yêu cầu.
Ngay sau khi các địa phương có báo cáo, bộ đã kiểm tra ở hai địa phương và được biết các địa phương thực hiện nghiêm túc theo quy định luật pháp hiện hành, có xem xét khía cạnh kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng.
Bộ trưởng cho biết khi trao đổi lãnh đạo Lạng Sơn đã khẳng định các dự án đã được xem xét kỹ các khía cạnh chứ không chỉ thuần túy về kinh tế.
Sau khi có ý kiến của nhân dân, bộ đã cùng các bộ liên quan kiểm tra và có báo cáo tổng hợp.
Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục kiểm tra không chỉ trong lĩnh vực trồng rừng mà cả trong nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Các bộ luôn cố gắng cao nhất làm rõ vấn đề để có chủ trương tiếp theo dù Chính phủ không giao thời hạn báo cáo.
Không đồng tình với cách trả lời lòng vòng trên, các đại biểu Nguyễn Văn Tuyết và Lê Như Tiến đề nghị Bộ trưởng Phát tiếp tục làm rõ về việc cấp giấy chứng nhận đầu tư cho doanh nghiệp nước ngoài; trách nhiệm của Bộ trưởng đến đâu khi phát hiện ra những bất hợp lý và có dấu hiệu sai phạm...
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết các địa phương đã có giấy chứng nhận đầu tư không có nghĩa là toàn bộ diện tích 305.353ha đã được giao cho các nhà đầu tư. Trên cơ sở giấy này, các nhà đầu tư phối hợp với chính quyền địa phương khảo sát từng khu đất cụ thể và chỉ giao đất khi có đủ điệu kiện, tức là không phải đã có chủ quản lý, không đáp ứng yêu cầu khác.
Các địa phương đã có thiếu sót là khi cấp giấy chứng nhận đầu tư chỉ căn cứ vào thông tin khảo sát sơ bộ nên đã có nơi bao gồm cả diện tích giao đã giao cho một số ít nông dân, thậm chí là đã giao cho dự án khác... Nhưng sau khảo sát, những diện tích đó sẽ được loại ra.
Đại biểu Lê Quang Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng-An ninh của Quốc hội đã đưa ra những thông tin dựa trên những khảo sát của Ủy ban tại một số địa phương với những con số chênh lệch khá xa so với con số báo cáo của Bộ trưởng Cao Đức Phát.
Đại biểu Lê Quang Bình cho biết sau khi có thông tin trên báo chí, ủy ban đã đi khảo sát một số địa phương. Hiện nay, toàn quốc có 19 dự án nước ngoài được cấp phép ở trồng rừng ở 18 tỉnh với diện tích trên 398.374ha chứ không phải 305.353ha như bộ báo cáo.
Tuy nhiên về đặc điểm của đất giao, trong báo cáo của bộ không nói rõ, nhưng theo đại biểu Bình, hầu hết đều nằm ở vị trí, khu vực trọng yếu về quốc phòng, an ninh, có khu vực là rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn.
Đại biểu Nguyễn Đình Xuân (Tây Ninh) tỏ ra bức xúc trước những thông tin mà đại biểu Quốc hội đưa ra và cách trả lời của Bộ trưởng Cao Đức Phát.
Đại biểu Xuân nhấn mạnh Bộ trưởng nói rằng chỉ có dự kiến cho thuê hơn 300.000ha, chứ không phải đã cho thuê nhưng nếu dư luận không phát hiện kịp thời thì đương nhiên sẽ là cho thuê. Việc đình chỉ cho thuê là ngoài ý muốn của Bộ trưởng, là do dư luận và Quốc hội lên tiếng.
Trả lời đại biểu Nguyễn Đình Xuân, Bộ trưởng cho biết Bộ Nông nghiệp được giao trách nhiệm quản lý về rừng. Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao trách nhiệm quản lý về đất. Trong trường hợp này, các địa phương cho thuê đất chứ không cho thuê rừng. Vì thế các địa phương không hỏi ý kiến Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khi cho thuê đất. Vì thế khi có ý kiến của dư luận, Thủ tướng đã giao Bộ Nông nghiệp báo cáo Chính phủ và Quốc hội.
“Rõ ràng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phải có trách nhiệm cùng với các thành viên khác trước những vấn đề có liên quan của đất nước. Bộ luôn nhận trách nhiệm của mình nhưng cũng không thể làm những việc không đúng thẩm quyền,” Bộ trưởng nhấn mạnh.
"Chia lửa" với Bộ trưởng Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc cho biết các quy định phân cấp theo Luật Đầu tư đã tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, cũng qua phân cấp nhiều vấn đề đã nảy sinh như sân golf, trồng rừng, khai thác khoáng sản. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương rà soát lại những mặt được, chưa được theo phân cấp để làm tốt hơn công tác thu hút đầu tư nước ngoài và quản lý Nhà nước.
Nông dân vẫn chưa có lãi trên 30% so với giá thành sản xuất lúa
Các đại biểu Hồ Thị Thu Hằng (Vĩnh Long), Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng), Danh Út (Kiên Giang) và nhiều đại biểu đề nghị Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết giải pháp của bộ để đảm bảo nông dân có lãi trên 30% so với giá thành sản xuất lúa.
Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, Bộ Tài chính đã hướng dẫn các địa phương xác định chi tiết các loại chi phí giá thành lúa trong đó có các chi phí lao động như: sửa bờ, gieo sạ, bón phân, làm cỏ, bơm nước, phun thuốc bảo vệ thực vật, dưỡng lúa, gặt, vận chuyển, tuốt lúa, phơi lúa, công khác...
Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã xác định giá thành lúa vụ Đông Xuân 2009-2010 trung bình 2.600-3.000 đồng/kg. Với giá lúa trên thị trường khoảng 4.000 đồng/kg, mức lãi của nông dân đã gần 30% giá thành.
Tuy nhiên, đại biểu Danh Út cho biết Các cơ quan chức năng của Chính phủ tính giá thành sản xuất lúa, bình quân 3.000 đồng/kg, giao các doanh nghiệp mua 4.000 đồng/kg và cho rằng như vậy nông dân lãi 30%.
Đại biểu Danh Út cho rằng cách tính như vậy là chưa đúng, chưa đủ, còn nhiều bất cập.
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết Bộ Tài chính được Chính phủ giao chủ trì hướng dẫn các địa phương cách tính. Bộ Tài chính đã có công văn hướng dẫn về việc này. Các địa phương cần chủ động tiến hành và báo cáo về Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để có căn cứ làm việc với hiệp hội xác định giá mua.
"Nhưng đúng như đại biểu Danh Út nói, sản xuất lúa gạo ở ngay phạm vi một tỉnh cũng rất khác nhau, giữa các hộ gia đình cũng có giá thành khác nhau. Nhưng thị trường là một và giá trên thị trường là một, chúng ta không thể có giá cho từng hộ gia đình, thậm chí cho từng tỉnh. Giá tốt nhất có thể đem lại tốt nhất cho nông dân là giá tiệm cận thế giới chứ chúng ta không thể đặt ra giá để doanh nghiệp mua có lợi cho nông dân nhưng lỗ trên thị trường quốc tế,” Bộ trưởng khẳng định.
Ông cho biết những gì Chính phủ và bộ làm là thực hiện các biện pháp để giá trong nước tiệm cận với giá thế giới; đồng thời hỗ trợ nông dân giảm giá thành để có lợi nhuận cao hơn./.
Bích Thủy-Phúc Hằng (Vietnam+)