Nghịch lý công nghệ hay sản phẩm điện tử lỗi thời có chủ ý

Trong vòng 30 năm, thời gian sử dụng của một chiếc máy tính đã giảm 50%, riêng điện thoại di động, người dùng thường phải mua máy mới sau 20 tháng sử dụng.
Nghịch lý công nghệ hay sản phẩm điện tử lỗi thời có chủ ý ảnh 1Rác thải điện tử tại Toulouse, miền Nam nước Pháp. (Nguồn: GettyImages/TTXVN)

Báo cáo năm 2017 của Liên hợp quốc cho thấy 44,7 triệu tấn rác điện tử được thải ra trên toàn hành tinh trong năm 2016, gấp 4.500 lần trọng lượng của tháp Eiffel, tăng 8% so với năm 2014.

Tại Mỹ, mỗi năm có 1,8 triệu tấn đồ điện tử bị vứt vào thùng rác. Tại Pháp, trung bình mỗi người dân thải 20kg rác điện tử/năm.

[Video] "Kẻ giết người thầm lặng" từ rác thải điện tử

Trong vòng 30 năm, thời gian sử dụng của một chiếc máy tính đã giảm 50%. Từ đầu những năm 2000 tới nay, tỷ lệ thiết bị điện gia dụng bị hỏng và được thay mới trong 5 năm đầu sử dụng gần như đã tăng gấp đôi, chiếm 13% tổng sản phẩm điện gia dụng đang được sử dụng. Riêng điện thoại di động, người dùng thường phải mua máy mới sau 20 tháng sử dụng. Nhiều người tiêu dùng cho biết có cảm giác bị nhà sản xuất lừa.

Điện thoại thông minh và máy in là hai loại sản phẩm thường bị hạn chế thời gian sử dụng, nhưng chúng không phải là duy nhất.

Chủ tịch hiệp hội HOP (tạm dịch là "Hãy ngưng cố ý hạn chế tuổi thọ của sản phẩm") giải thích các sản phẩm điện gia dụng thường bị nhà sản xuất cố ý rút ngắn tuổi thọ, ví dụ như bình đun nước, máy nướng bánh mỳ, máy giặt, máy rửa bát... Trong khi công nghệ sản xuất ngày càng tiến bộ để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng thì độ bền của sản phẩm lại bị giảm sút./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục