Ngày 27/6, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo “Nhận diện khía cạnh pháp lý của vật quyền bảo đảm và một số kiến nghị xây dựng, hoàn thiện Bộ luật Dân sự Việt Nam.”
Các đại biểu tham gia hội thảo cho rằng việc nghiên cứu, hoàn thiện chế định về giao dịch bảo đảm có ý nghĩa quan trọng để thúc đẩy phát triển các giao dịch dân sự, kinh doanh, thương mại; đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đề cập một số hạn chế trong các quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam về giao dịch bảo đảm, thạc sỹ Hồ Quang Huy - Phó Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm đánh giá Bộ luật vẫn còn vướng mắc trong việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa bên nhận cầm cố tài sản với bên nhận bảo lãnh và quan hệ giữa bên nhận bảo đảm với các chủ thể khác; chưa đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ thể khi giải quyết những lợi ích liên quan đến tài sản bảo đảm...
Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm kiến nghị kết cấu nội dung của chế định về giao dịch bảo đảm gồm: quy định chung về giao dịch bảo đảm; quy định cụ thể về từng biện pháp bảo đảm có tính chất của vật quyền và trái quyền; giải quyết thứ tự ưu tiên giữa các vật quyền.
Về biện pháp bảo đảm, một số ý kiến cho rằng việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự cần mở rộng đối tượng các quyền liên quan đến tài sản cần được đăng ký, công khai hóa về tình trạng pháp lý đối với người thứ ba; quy định cụ thể, rõ ràng hơn về các quyền từ hợp đồng và bãi bỏ một số quy định hạn chế các chủ thể thiết lập và thực hiện các giao dịch bảo đảm; bảo đảm sự bình đẳng giữa các chủ thể khi giải quyết những lợi ích liên quan đến tài sản bảo đảm...
Tại hội thảo, các đại biểu thảo luận sâu theo các chuyên đề: Những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và một số kiến nghị-Nhìn từ góc độ tổ chức tín dụng; Xu thế phát triển của pháp luật về giao dịch bảo đảm của một số nước trên thế giới và kiến nghị sửa đổi Bộ luật Dân sự Việt Nam... Các phân tích, kiến nghị từ hội thảo góp phần xây dựng, hoàn thiện Bộ luật Dân sự Việt Nam./.
Các đại biểu tham gia hội thảo cho rằng việc nghiên cứu, hoàn thiện chế định về giao dịch bảo đảm có ý nghĩa quan trọng để thúc đẩy phát triển các giao dịch dân sự, kinh doanh, thương mại; đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đề cập một số hạn chế trong các quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam về giao dịch bảo đảm, thạc sỹ Hồ Quang Huy - Phó Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm đánh giá Bộ luật vẫn còn vướng mắc trong việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa bên nhận cầm cố tài sản với bên nhận bảo lãnh và quan hệ giữa bên nhận bảo đảm với các chủ thể khác; chưa đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ thể khi giải quyết những lợi ích liên quan đến tài sản bảo đảm...
Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm kiến nghị kết cấu nội dung của chế định về giao dịch bảo đảm gồm: quy định chung về giao dịch bảo đảm; quy định cụ thể về từng biện pháp bảo đảm có tính chất của vật quyền và trái quyền; giải quyết thứ tự ưu tiên giữa các vật quyền.
Về biện pháp bảo đảm, một số ý kiến cho rằng việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự cần mở rộng đối tượng các quyền liên quan đến tài sản cần được đăng ký, công khai hóa về tình trạng pháp lý đối với người thứ ba; quy định cụ thể, rõ ràng hơn về các quyền từ hợp đồng và bãi bỏ một số quy định hạn chế các chủ thể thiết lập và thực hiện các giao dịch bảo đảm; bảo đảm sự bình đẳng giữa các chủ thể khi giải quyết những lợi ích liên quan đến tài sản bảo đảm...
Tại hội thảo, các đại biểu thảo luận sâu theo các chuyên đề: Những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và một số kiến nghị-Nhìn từ góc độ tổ chức tín dụng; Xu thế phát triển của pháp luật về giao dịch bảo đảm của một số nước trên thế giới và kiến nghị sửa đổi Bộ luật Dân sự Việt Nam... Các phân tích, kiến nghị từ hội thảo góp phần xây dựng, hoàn thiện Bộ luật Dân sự Việt Nam./.
Quỳnh Hoa (TTXVN)