Các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp vừa nghiên cứu chủng vắcxin sốt rét trên cơ sở tận dụng men phân giải tinh bột GBSS được chiết xuất từ tảo xanh biến đổi gen.
Theo số liệu công bố mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2009 toàn cầu có tới 781.000 người tử vong vì sốt rét.
Giới khoa học vẫn chưa điều chế được vắcxin hiệu quả phòng chống căn bệnh này. Trước mắt, trong nghiên cứu vắcxin sốt rét, giới khoa học chủ yếu tập trung vào việc tìm ra loại protein cho phép ký sinh trùng sốt rét xâm nhập vào tế bào, sau đó dùng biện pháp để ức chế sự hoạt động của loại protein này.
Tuy nhiên, các nhà khoa học Pháp lại áp dụng một biện pháp hoàn toàn mới trong việc nghiên cứu vắcxin sốt rét. Các nhà khoa học đã lựa chọn một số kháng nguyên có tác dụng hiệu quả đối với ký sinh trùng sốt rét. Sau đó trộn lẫn kháng nguyên này với men phân giải tinh bột GBSS được chiết xuất từ loài tảo xanh chlamydomonas reinhardtii biến đổi gen để tạo ra một hợp chất mới.
Cuối cùng, các nhà khoa học đã tiêm hợp chất mới này vào cơ thể chuột thí nghiệm có chứa ký sinh trùng sốt rét. Kết quả cho thấy đa số chuột thí nghiệm đều không mắc bệnh sốt rét.
Kết quả nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí Tuyển tập thư viện khoa học công cộng của Mỹ số ra mới nhất./.
Theo số liệu công bố mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2009 toàn cầu có tới 781.000 người tử vong vì sốt rét.
Giới khoa học vẫn chưa điều chế được vắcxin hiệu quả phòng chống căn bệnh này. Trước mắt, trong nghiên cứu vắcxin sốt rét, giới khoa học chủ yếu tập trung vào việc tìm ra loại protein cho phép ký sinh trùng sốt rét xâm nhập vào tế bào, sau đó dùng biện pháp để ức chế sự hoạt động của loại protein này.
Tuy nhiên, các nhà khoa học Pháp lại áp dụng một biện pháp hoàn toàn mới trong việc nghiên cứu vắcxin sốt rét. Các nhà khoa học đã lựa chọn một số kháng nguyên có tác dụng hiệu quả đối với ký sinh trùng sốt rét. Sau đó trộn lẫn kháng nguyên này với men phân giải tinh bột GBSS được chiết xuất từ loài tảo xanh chlamydomonas reinhardtii biến đổi gen để tạo ra một hợp chất mới.
Cuối cùng, các nhà khoa học đã tiêm hợp chất mới này vào cơ thể chuột thí nghiệm có chứa ký sinh trùng sốt rét. Kết quả cho thấy đa số chuột thí nghiệm đều không mắc bệnh sốt rét.
Kết quả nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí Tuyển tập thư viện khoa học công cộng của Mỹ số ra mới nhất./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)