Giới chuyên gia điều tra những cái chết bất thường ở Australia cho rằng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh sẽ tăng mạnh nếu chúng ngủ cùng giường với cha mẹ.
Tuy nhiên, những đứa trẻ sơ sinh có thể hưởng lợi từ việc ngủ chung phòng với cha mẹ, một nhân tố góp phần làm giảm nguy cơ gây Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
Các nhà điều tra rút ra kết luận trên sau khi tìm hiểu nguyên nhân tử vong của năm đứa trẻ sơ sinh tại bang Nam Australia trong khoảng thời gian từ tháng 7/2007 đến tháng 11/2008. Đứa nhỏ nhất mới chỉ ba tuần tuổi, còn đứa lớn nhất là 10 tháng tuổi.
Trong khi nguyên nhân 4/5 ca tử vong này vẫn chưa được xác định, thì có một điểm chung là tất cả các đứa bé đều ngủ chung giường hoặc đang ngủ với một người lớn khi chúng trút hơi thở cuối cùng.
Kết quả khám nghiệm tử thi bé gái một tháng tuổi đã rút ra kết luận bé bị ngạt thở do mắc kẹt giữa nệm và thành giường trong khi ngủ cùng với bố.
Nhân viên điều tra Mark Johns ở bang Nam Australia nhấn mạnh thông điệp rút ra từ năm thảm kịch này là nguy cơ đột tử không giải thích được ở trẻ sơ sinh tăng mạnh khi một đứa trẻ ngủ chung giường với cha mẹ hoặc người lớn khác.
Cơ chế gây ngạt có thể là do chăn, ga, gối, nệm trải giường hoặc các tác nhân khác. Mặc khác, có một số lợi ích nếu cha mẹ ngủ chung phòng với trẻ sơ sinh với điều kiện bé phải ngủ trong cũi được thiết kế một cách an toàn.
Chuyên gia giám định y khoa, giáo sư Roger Byard dẫn một bằng chứng cho thấy văn hóa phương Tây đã coi việc ngủ chung là một hành vi nguy hiểm tiềm tàng.
Ở một số nền văn hóa, theo truyền thống trẻ sơ sinh thường ngủ với cha mẹ, nhưng thường trên những giường đệm cứng hoặc sàn nhà và không có vật nặng phủ lên. Đây được coi là tương đối an toàn cho trẻ.
Trong khi ở phương Tây, người lớn thường cho trẻ sơ sinh ngủ chung trên những chiếc giường cao, mềm và đắp bằng chăn. Giờ đây người ta bắt đầu nhận ra những yếu tố tiềm ẩn nguy hiểm của thói quen này.
Giáo sư Byard chỉ rõ trẻ nhỏ dưới sáu tuổi thuộc nhóm có nguy cơ cao khi ngủ chung giường với người lớn. Bởi vì ở độ tuổi này, trẻ không thể tự bảo vệ bản thân trong tình huống nguy hiểm, ví dụ như khi mũi và mồm của trẻ bị chẹn lại.
Theo ông Byard, có những thuận lợi của việc ngủ chung, trong đó có việc tăng cường mối quan hệ ràng buộc giữa cha mẹ và trẻ, đồng thời hỗ trợ việc nuôi con bằng sữa mẹ và ổn định cuộc sống. Nhưng ông cho rằng cách tiếp cận tốt nhất là cho trẻ ngủ trong cũi được thiết kế hợp lý với nệm cứng và cũi nên để trong phòng ngủ của cha mẹ./.
Tuy nhiên, những đứa trẻ sơ sinh có thể hưởng lợi từ việc ngủ chung phòng với cha mẹ, một nhân tố góp phần làm giảm nguy cơ gây Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
Các nhà điều tra rút ra kết luận trên sau khi tìm hiểu nguyên nhân tử vong của năm đứa trẻ sơ sinh tại bang Nam Australia trong khoảng thời gian từ tháng 7/2007 đến tháng 11/2008. Đứa nhỏ nhất mới chỉ ba tuần tuổi, còn đứa lớn nhất là 10 tháng tuổi.
Trong khi nguyên nhân 4/5 ca tử vong này vẫn chưa được xác định, thì có một điểm chung là tất cả các đứa bé đều ngủ chung giường hoặc đang ngủ với một người lớn khi chúng trút hơi thở cuối cùng.
Kết quả khám nghiệm tử thi bé gái một tháng tuổi đã rút ra kết luận bé bị ngạt thở do mắc kẹt giữa nệm và thành giường trong khi ngủ cùng với bố.
Nhân viên điều tra Mark Johns ở bang Nam Australia nhấn mạnh thông điệp rút ra từ năm thảm kịch này là nguy cơ đột tử không giải thích được ở trẻ sơ sinh tăng mạnh khi một đứa trẻ ngủ chung giường với cha mẹ hoặc người lớn khác.
Cơ chế gây ngạt có thể là do chăn, ga, gối, nệm trải giường hoặc các tác nhân khác. Mặc khác, có một số lợi ích nếu cha mẹ ngủ chung phòng với trẻ sơ sinh với điều kiện bé phải ngủ trong cũi được thiết kế một cách an toàn.
Chuyên gia giám định y khoa, giáo sư Roger Byard dẫn một bằng chứng cho thấy văn hóa phương Tây đã coi việc ngủ chung là một hành vi nguy hiểm tiềm tàng.
Ở một số nền văn hóa, theo truyền thống trẻ sơ sinh thường ngủ với cha mẹ, nhưng thường trên những giường đệm cứng hoặc sàn nhà và không có vật nặng phủ lên. Đây được coi là tương đối an toàn cho trẻ.
Trong khi ở phương Tây, người lớn thường cho trẻ sơ sinh ngủ chung trên những chiếc giường cao, mềm và đắp bằng chăn. Giờ đây người ta bắt đầu nhận ra những yếu tố tiềm ẩn nguy hiểm của thói quen này.
Giáo sư Byard chỉ rõ trẻ nhỏ dưới sáu tuổi thuộc nhóm có nguy cơ cao khi ngủ chung giường với người lớn. Bởi vì ở độ tuổi này, trẻ không thể tự bảo vệ bản thân trong tình huống nguy hiểm, ví dụ như khi mũi và mồm của trẻ bị chẹn lại.
Theo ông Byard, có những thuận lợi của việc ngủ chung, trong đó có việc tăng cường mối quan hệ ràng buộc giữa cha mẹ và trẻ, đồng thời hỗ trợ việc nuôi con bằng sữa mẹ và ổn định cuộc sống. Nhưng ông cho rằng cách tiếp cận tốt nhất là cho trẻ ngủ trong cũi được thiết kế hợp lý với nệm cứng và cũi nên để trong phòng ngủ của cha mẹ./.
Đoàn Hùng/Sydney (Vietnam+)