Ngư dân tỉnh Cà Mau đã "trúng đậm" vụ khai thác thủy sản trên biển ngay trong cơn biển động do cơn bão số 4. Sản phẩm đánh bắt được bao gồm tôm, nhiều nhất là cá khoai, mực… đã giúp cho nhiều hộ ngư dân có thu nhập xấp xỉ 100 triệu đồng, sau khi trừ chi phí.
Đây là đợt "trúng đậm" đầu tiên về đánh bắt thủy sản của ngư dân Cà Mau từ đầu năm đến nay.
Ông Lưu Minh Nhật, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Trần Văn Thời, nơi có cửa biển lớn nhất tỉnh Cà Mau là Sông Đốc cho biết, nắm được quy luật của thiên nhiên, mặc dù biển động, nhưng bà con ngư dân vẫn vừa bám biển, vừa liên lạc với đất liền để nắm tình hình thời tiết, nhờ đó mà các chuyến biển của bà con được bội thu, đồng thời bảo đảm an toàn.
Cơn bão số 3 vừa tan, nhưng cơn bão số 4 đang hình thành trên biển Đông. Hiện nay trên vùng biển Cà Mau có trên 4.000 phương tiện đang hoạt động. Đây là thời điểm tôm, cá hội tụ nhiều nhất trong năm, nên bà con ngư dân tận dụng triệt để khai thác, nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Để bảo đảm an toàn tài sản, tính mạng cho bà con khi sản xuất trên biển, Bộ đội biên phòng đã phối hợp cùng với chính quyền triển khai các biện pháp tích cực, khi ra khơi phương tiện phải bảo đảm, bà con cam kết thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn như phao cứu hộ, hệ thống thông tin liên lạc... Ngoài ra, đội tàu cứu hộ cũng được huy động trực 24/24 giờ, để kịp thời ứng cứu khi có tình huống xấu xảy ra ./.
Đây là đợt "trúng đậm" đầu tiên về đánh bắt thủy sản của ngư dân Cà Mau từ đầu năm đến nay.
Ông Lưu Minh Nhật, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Trần Văn Thời, nơi có cửa biển lớn nhất tỉnh Cà Mau là Sông Đốc cho biết, nắm được quy luật của thiên nhiên, mặc dù biển động, nhưng bà con ngư dân vẫn vừa bám biển, vừa liên lạc với đất liền để nắm tình hình thời tiết, nhờ đó mà các chuyến biển của bà con được bội thu, đồng thời bảo đảm an toàn.
Cơn bão số 3 vừa tan, nhưng cơn bão số 4 đang hình thành trên biển Đông. Hiện nay trên vùng biển Cà Mau có trên 4.000 phương tiện đang hoạt động. Đây là thời điểm tôm, cá hội tụ nhiều nhất trong năm, nên bà con ngư dân tận dụng triệt để khai thác, nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Để bảo đảm an toàn tài sản, tính mạng cho bà con khi sản xuất trên biển, Bộ đội biên phòng đã phối hợp cùng với chính quyền triển khai các biện pháp tích cực, khi ra khơi phương tiện phải bảo đảm, bà con cam kết thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn như phao cứu hộ, hệ thống thông tin liên lạc... Ngoài ra, đội tàu cứu hộ cũng được huy động trực 24/24 giờ, để kịp thời ứng cứu khi có tình huống xấu xảy ra ./.
Trần Thành Nên (TTXVN/Vietnam+)