Sau gần một tháng bị cảnh sát dùng vũ lực phá lán trại, xua đuổi ra khỏi khu công viên Zuccotti, ngày 8/12, những người biểu tình "Chiếm Phố Wall" tại thành phố New York và 20 thành phố khác trên khắp nước Mỹ đã thay đổi chiến thuật.
Họ không chiếm cứ các khu quảng trường và công viên mà chuyển địa điểm biểu tình vào những khu dân cư có số lượng nhà bị các ngân hàng siết nợ tịch thu nhiều nhất. Đây là một vấn đề kinh tế-xã hội đang gây bức xúc cho nhiều người lao động khi họ không thể vay thêm tiền để thanh toán các khoản nợ thế chấp.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, tại thành phố New York, hàng trăm người biểu tình đã chia thành từng nhóm tới các khu vực ở phía Đông New York và quận Brooklyn. Đây là hai khu vực có nhiều ngôi nhà bị các ngân hàng siết nợ tịch thu. Khoảng 400 người biểu tình đã phá cửa vào chiếm giữ hai ngôi nhà bị tịch thu bỏ hoang làm nơi ngủ qua đêm.
Trong khi đó, khoảng 50 người biểu tình ở trung tâm quận Manhattan gần Phố Wall cũng đã chuyển vào ngủ tại một khu văn phòng do một người tự nguyện cung cấp để ban ngày lại kéo ra biểu tình ngay tại khu công viên Zuccotti nơi họ từng bị đàn áp và xua đuổi hôm 15/11.
Đây là một sự chuyển hướng của phong trào biểu tình theo chủ trương được công bố là duy trì các cuộc biểu tình quy mô nhỏ trong mùa Đông lạnh giá và chờ đến mùa Hè, đặc biệt trong dịp đại hội đề cử ứng cử viên tổng thống của hai đảng Cộng hòa và Dân chủ vào cuối tháng 8 và đầu tháng 9/2012, sẽ tổ chức biểu tình quy mô lớn và rầm rộ hơn.
Trong khi đó, ngày 8/12, tại thủ đô Washington DC, khoảng 1.000 người biểu tình đã tập trung trước các văn phòng nghị sỹ Mỹ nhằm kêu gọi các nhà lập pháp không cắt giảm các khoản trợ cấp thất nghiệp và tập trung vào các kế hoạch tạo việc làm cho người dân. Những người biểu tình đã hô vang các khẩu hiệu trước văn phòng của Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner.
Trước đó, bất chấp mưa và giá rét, hàng trăm người biểu tình thuộc phong trào "Chiếm thủ đô Washington" (Occupy DC), với khẩu hiệu "Ngày hành động: Những người chiếm thủ đô Washington hãy đoàn kết lại" (Day of Action: Occupiers United), đã tổ chức tuần hành và nắm tay nhau dàn thành hàng chiếm giữ nhiều giờ các ngã tư dẫn vào Phố K (K Street). Đây là khu phố tập trung các văn phòng của các tổ chức vận động ngoài hành lang mà người biểu tình cho rằng do các khoản tiền bạc đóng góp lớn mà ngành công nghiệp khổng lồ này đã và đang "lái" giới chức Mỹ đi theo các quyền lợi của họ.
Sở Cảnh sát Washington đã huy động một lực lượng lớn nhân viên ra ngăn chặn, giải tán và bắt giữ 62 người biểu tình về tội gây tắc nghẽn giao thông công cộng. Các cuộc biểu tình ngày 7/12 và 8/12 tại Washington đều nằm trong chiến dịch mang tên mới "Giành lại Quốc hội" (Take Back the Capitol) tại đó từ ngày 6/12.
Hàng nghìn người thất nghiệp từ nhiều bang của nước Mỹ đã tụ tập về khu đầu não chính trị này để phản đối các chính sách chỉ phục vụ cho thiểu số 1% những người giàu có nhất nước Mỹ, đồng thời gây áp lực đòi Quốc hội Mỹ sớm thông qua dự luật tạo công ăn việc làm cho người lao động./.
Họ không chiếm cứ các khu quảng trường và công viên mà chuyển địa điểm biểu tình vào những khu dân cư có số lượng nhà bị các ngân hàng siết nợ tịch thu nhiều nhất. Đây là một vấn đề kinh tế-xã hội đang gây bức xúc cho nhiều người lao động khi họ không thể vay thêm tiền để thanh toán các khoản nợ thế chấp.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, tại thành phố New York, hàng trăm người biểu tình đã chia thành từng nhóm tới các khu vực ở phía Đông New York và quận Brooklyn. Đây là hai khu vực có nhiều ngôi nhà bị các ngân hàng siết nợ tịch thu. Khoảng 400 người biểu tình đã phá cửa vào chiếm giữ hai ngôi nhà bị tịch thu bỏ hoang làm nơi ngủ qua đêm.
Trong khi đó, khoảng 50 người biểu tình ở trung tâm quận Manhattan gần Phố Wall cũng đã chuyển vào ngủ tại một khu văn phòng do một người tự nguyện cung cấp để ban ngày lại kéo ra biểu tình ngay tại khu công viên Zuccotti nơi họ từng bị đàn áp và xua đuổi hôm 15/11.
Đây là một sự chuyển hướng của phong trào biểu tình theo chủ trương được công bố là duy trì các cuộc biểu tình quy mô nhỏ trong mùa Đông lạnh giá và chờ đến mùa Hè, đặc biệt trong dịp đại hội đề cử ứng cử viên tổng thống của hai đảng Cộng hòa và Dân chủ vào cuối tháng 8 và đầu tháng 9/2012, sẽ tổ chức biểu tình quy mô lớn và rầm rộ hơn.
Trong khi đó, ngày 8/12, tại thủ đô Washington DC, khoảng 1.000 người biểu tình đã tập trung trước các văn phòng nghị sỹ Mỹ nhằm kêu gọi các nhà lập pháp không cắt giảm các khoản trợ cấp thất nghiệp và tập trung vào các kế hoạch tạo việc làm cho người dân. Những người biểu tình đã hô vang các khẩu hiệu trước văn phòng của Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner.
Trước đó, bất chấp mưa và giá rét, hàng trăm người biểu tình thuộc phong trào "Chiếm thủ đô Washington" (Occupy DC), với khẩu hiệu "Ngày hành động: Những người chiếm thủ đô Washington hãy đoàn kết lại" (Day of Action: Occupiers United), đã tổ chức tuần hành và nắm tay nhau dàn thành hàng chiếm giữ nhiều giờ các ngã tư dẫn vào Phố K (K Street). Đây là khu phố tập trung các văn phòng của các tổ chức vận động ngoài hành lang mà người biểu tình cho rằng do các khoản tiền bạc đóng góp lớn mà ngành công nghiệp khổng lồ này đã và đang "lái" giới chức Mỹ đi theo các quyền lợi của họ.
Sở Cảnh sát Washington đã huy động một lực lượng lớn nhân viên ra ngăn chặn, giải tán và bắt giữ 62 người biểu tình về tội gây tắc nghẽn giao thông công cộng. Các cuộc biểu tình ngày 7/12 và 8/12 tại Washington đều nằm trong chiến dịch mang tên mới "Giành lại Quốc hội" (Take Back the Capitol) tại đó từ ngày 6/12.
Hàng nghìn người thất nghiệp từ nhiều bang của nước Mỹ đã tụ tập về khu đầu não chính trị này để phản đối các chính sách chỉ phục vụ cho thiểu số 1% những người giàu có nhất nước Mỹ, đồng thời gây áp lực đòi Quốc hội Mỹ sớm thông qua dự luật tạo công ăn việc làm cho người lao động./.
(TTXVN/Vietnam+)