Dù đã 84 tuổi đời, 64 năm tuổi Đảng nhưng ông La Công Lợi - người cán bộ cách mạng lão thành ở thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa, Thái Nguyên vẫn còn khá tráng kiện và minh mẫn.
Nói chuyện với lớp con cháu hôm nay, ký ức về một thời đánh Pháp, đuổi Nhật, giành chính quyền cách mạng trên vùng đất ATK anh hùng trong ông vẫn còn nguyên vẹn. Với ông, trong cả cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, niềm hạnh phúc lớn lao nhất và cũng là điều tự hào nhất chính là việc bốn lần được gặp Bác Hồ.
Mới chớm tuổi trưởng thành, người thanh niên dân tộc Tày La Công Lợi đã được giác ngộ cách mạng, tham gia bảo vệ cán bộ cách mạng phía nam huyện. Tháng 3/1945, ông tham gia cướp chính quyền ở huyện, chính thức làm cán bộ Việt Minh, rồi được đi học ở Trường quân chính tại Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang), được kết nạp Đảng rồi trở về làm bí thư chi bộ đầu tiên ở xã Bình Thành.
Trong suốt thời kỳ chín năm kháng chiến chống thực dân xâm lược (1946-1954), ông tham gia nhiều công việc khác nhau: từ chuẩn bị địa điểm đón các cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ về ATK, Bí thư Đảng đoàn Việt Minh huyện đến đào tạo cán bộ dân tộc liên tỉnh Thái Nguyên-Bắc Giang...
Năm 1951, khi ông làm Trưởng ban Tuyên huấn, thường trực Huyện ủy cũng là thời điểm các cơ quan của Trung ương Đảng, Chính phủ đang chỉ đạo cách mạng ngay tại ATK Định Hóa.
Khoảng đầu tháng 10/1951, khi huyện đang triển khai hội nghị về thuế nông nghiệp, ông được cấp trên thông báo là có cán bộ Trung ương về nói chuyện. Hội nghị diễn ra, mãi đến sẩm tối chưa thấy cán bộ đến, ông sốt ruột, xách đèn bão ra tận cổng huyện ủy để đón.
Vừa ra đến cổng cũng là lúc đoàn cán bộ cấp trên đi vào. Sau ít giây ngỡ ngàng, ông bất chợt reo lên: "Bác Hồ đến!" Ông còn nhớ rõ Bác đi thứ hai trong đoàn, mặc bộ kaki quen thuộc màu xám, đầu đội mũ cát. Không đi theo con đường đã chuẩn bị trước, Người đi vào từ phía sau hội trường, thăm hỏi, vẫy tay chào tất cả đại biểu tham dự hội nghị.
Cả hội trường khi nhìn thấy Bác đều lặng đi rồi vang dậy tiếng vỗ tay chào đón. Đứng trước hội nghị, Bác ra hiệu mọi người trật tự rồi nói luôn về thuế nông nghiệp. Sau khi hỏi thăm tình hình cụ thể, Bác dặn mọi người thuế nông nghiệp là thứ thuế công bằng nhất, người có ruộng nhiều thì đóng nhiều, người có ruộng ít thì đóng ít, vận động bà con đóng thuế nông nghiệp lúc đầu khó, nhưng sau mọi người hiểu rõ chính sách thuế thì sẽ dễ bởi đóng thuế chính là để nuôi bộ đội, đánh thắng giặc Pháp xâm lược.
Bác còn căn dặn thêm trong tình hình đất nước đang kháng chiến chống giặc ngoại xâm, mọi người phải tích cực học tập, tăng gia sản xuất, giải quyết "giặc đói, giặc dốt" thì sự nghiệp cách mạng mới thành công...
Một tiếng đồng hồ qua đi, Bác phải trở về ATK nhưng những lời dạy của Người đã in dấu sâu đậm trong tâm trí ông, theo suốt cuộc đời của ông trong bước đường hoạt động, công tác sau này.
Lần thứ hai được gặp Bác đối với ông cũng là một kỷ niệm không bao giờ phai nhạt trong ký ức. Khi đó, ông là cán bộ tuyên huấn Khu ủy Việt Bắc, Trưởng ban tổ chức triển lãm thành lập Khu tự trị Việt Bắc, sau đó về làm Phó ban tổ chức Triển lãm dân tộc Trung ương tại Bích Câu, Hà Nội.
Đó là vào giữa năm 1955, cũng vào buổi tối, khi được báo có cán bộ Trung ương đến thăm triển lãm, ông tích cực chuẩn bị từ chiều. Rồi Bác đến - niềm hạnh phúc của ông như được nhân đôi bởi ông được trực tiếp đưa Bác đi xem triển lãm.
Xem xong, bác bảo ông tập trung mọi người lại để Bác nói chuyện. Anh em đông đủ bên Bác, Người ân cần hỏi thăm mọi người ăn ở ra sao rồi quay sang ông dặn tiếp là người phụ trách triển lãm phải lo việc ăn ở cho anh em cho tốt. Mọi người thuộc các dân tộc khác nhau nhưng khi đã công tác cùng nhau phải đoàn kết như anh em một nhà, cùng nhau tổ chức triển lãm thành công để đồng bào trong cả nước thấy được đời sống của đồng bào các dân tộc từ thời phong kiến đế quốc đến khi nước nhà giành được độc lập ra sao...
Cuộc triển lãm đó diễn ra trong khoảng một tháng ở Hà Nội sau đó tiếp tục trưng bày ở Hải Phòng. Hết đợt triển lãm, ông được điều động về làm Bí thư Huyện ủy Định Hóa và suốt những năm tháng đó, lời dạy về đoàn kết các dân tộc của Bác được ông thấm nhuần, trở thành kim chỉ nam trong mọi hoạt động của mình ở quê hương ATK...
Ông La Công Lợi được gặp Bác lần thứ ba vào dịp kỷ niệm Quốc khánh 2/9/1957 tại Hà Nội. Năm đó, Chính phủ mời các gia đình có công với cách mạng ở huyện Định Hóa về dự lễ kỷ niệm cùng với Đại sứ quán các nước.
Dẫn đầu đoàn đại biểu khoảng 20 người của huyện Định Hóa về Hà Nội trước lễ kỷ niệm một ngày, ai ai cũng cảm động khi được gặp những lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã từng có thời gian làm việc ở chiến khu như Trường Chinh, Tôn Đức Thắng, Võ Nguyên Giáp...
Sau khi dự míttinh, ông cùng các đại biểu trong đoàn lại được vinh dự dự tiệc chiêu đãi của Chính phủ và một lần nữa ông lại được diện kiến Người. Bác đi vào chúc mừng các đoàn khách, mời mọi người dự tiệc rồi đi ra giải quyết công việc.
Khoảng một giờ sau, Bác quay lại hỏi chuyện mọi người. Biết được đoàn khách từ ATK Định Hóa về, Bác còn bảo mọi người không dùng hết thì lấy về làm quà cho các cháu ở nhà.
Bác dặn chung mọi người: sau khi xem duyệt binh, diễu hành xong về nhà mọi người nói lại cho bà con cùng biết, cùng thấy được sức mạnh của dân tộc, của quân đội để hăng hái thu đua lao động sản xuất, xây dựng đất nước. Làm đúng lời dạy của Bác, về địa phương ông La Công Lợi nhanh chóng triển khai một phong trào thi đua sản xuất mới ở Định Hóa...
Vào đầu năm 1960, khi theo học tại Trường đảng Nguyễn Ái Quốc khóa I, ông và các học viên còn được gặp Bác khi Bác về thăm, nói chuyện với cán bộ, học viên của Trường.
Lần này, tuy không được ở gần Bác như những lẫn trước song hình ảnh và những lời dạy của Người về đại đoàn kết dân tộc, công tác dân vận, công tác cán bộ... vẫn khắc ghi trong tâm khảm của ông. Về sau này, ông còn trải qua nhiều cương vị công tác khác nhau và ở cương vị, lĩnh vực nào ông cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Ông La Công Lợi đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng Ba, Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Hai, cùng nhiều bằng khen của Chính phủ và tỉnh Bắc Thái trước đây...
Ông tâm sự: "Được gặp Bác là những kỷ niệm không thể nào quên được trong cuộc đời tôi. Mỗi lần gặp Bác như mỗi lần bản thân mình lớn khôn và trưởng thành hơn một bước. Lời dạy bảo của Bác luôn in đậm trong trái tim tôi suốt cuộc đời"./.
Nói chuyện với lớp con cháu hôm nay, ký ức về một thời đánh Pháp, đuổi Nhật, giành chính quyền cách mạng trên vùng đất ATK anh hùng trong ông vẫn còn nguyên vẹn. Với ông, trong cả cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, niềm hạnh phúc lớn lao nhất và cũng là điều tự hào nhất chính là việc bốn lần được gặp Bác Hồ.
Mới chớm tuổi trưởng thành, người thanh niên dân tộc Tày La Công Lợi đã được giác ngộ cách mạng, tham gia bảo vệ cán bộ cách mạng phía nam huyện. Tháng 3/1945, ông tham gia cướp chính quyền ở huyện, chính thức làm cán bộ Việt Minh, rồi được đi học ở Trường quân chính tại Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang), được kết nạp Đảng rồi trở về làm bí thư chi bộ đầu tiên ở xã Bình Thành.
Trong suốt thời kỳ chín năm kháng chiến chống thực dân xâm lược (1946-1954), ông tham gia nhiều công việc khác nhau: từ chuẩn bị địa điểm đón các cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ về ATK, Bí thư Đảng đoàn Việt Minh huyện đến đào tạo cán bộ dân tộc liên tỉnh Thái Nguyên-Bắc Giang...
Năm 1951, khi ông làm Trưởng ban Tuyên huấn, thường trực Huyện ủy cũng là thời điểm các cơ quan của Trung ương Đảng, Chính phủ đang chỉ đạo cách mạng ngay tại ATK Định Hóa.
Khoảng đầu tháng 10/1951, khi huyện đang triển khai hội nghị về thuế nông nghiệp, ông được cấp trên thông báo là có cán bộ Trung ương về nói chuyện. Hội nghị diễn ra, mãi đến sẩm tối chưa thấy cán bộ đến, ông sốt ruột, xách đèn bão ra tận cổng huyện ủy để đón.
Vừa ra đến cổng cũng là lúc đoàn cán bộ cấp trên đi vào. Sau ít giây ngỡ ngàng, ông bất chợt reo lên: "Bác Hồ đến!" Ông còn nhớ rõ Bác đi thứ hai trong đoàn, mặc bộ kaki quen thuộc màu xám, đầu đội mũ cát. Không đi theo con đường đã chuẩn bị trước, Người đi vào từ phía sau hội trường, thăm hỏi, vẫy tay chào tất cả đại biểu tham dự hội nghị.
Cả hội trường khi nhìn thấy Bác đều lặng đi rồi vang dậy tiếng vỗ tay chào đón. Đứng trước hội nghị, Bác ra hiệu mọi người trật tự rồi nói luôn về thuế nông nghiệp. Sau khi hỏi thăm tình hình cụ thể, Bác dặn mọi người thuế nông nghiệp là thứ thuế công bằng nhất, người có ruộng nhiều thì đóng nhiều, người có ruộng ít thì đóng ít, vận động bà con đóng thuế nông nghiệp lúc đầu khó, nhưng sau mọi người hiểu rõ chính sách thuế thì sẽ dễ bởi đóng thuế chính là để nuôi bộ đội, đánh thắng giặc Pháp xâm lược.
Bác còn căn dặn thêm trong tình hình đất nước đang kháng chiến chống giặc ngoại xâm, mọi người phải tích cực học tập, tăng gia sản xuất, giải quyết "giặc đói, giặc dốt" thì sự nghiệp cách mạng mới thành công...
Một tiếng đồng hồ qua đi, Bác phải trở về ATK nhưng những lời dạy của Người đã in dấu sâu đậm trong tâm trí ông, theo suốt cuộc đời của ông trong bước đường hoạt động, công tác sau này.
Lần thứ hai được gặp Bác đối với ông cũng là một kỷ niệm không bao giờ phai nhạt trong ký ức. Khi đó, ông là cán bộ tuyên huấn Khu ủy Việt Bắc, Trưởng ban tổ chức triển lãm thành lập Khu tự trị Việt Bắc, sau đó về làm Phó ban tổ chức Triển lãm dân tộc Trung ương tại Bích Câu, Hà Nội.
Đó là vào giữa năm 1955, cũng vào buổi tối, khi được báo có cán bộ Trung ương đến thăm triển lãm, ông tích cực chuẩn bị từ chiều. Rồi Bác đến - niềm hạnh phúc của ông như được nhân đôi bởi ông được trực tiếp đưa Bác đi xem triển lãm.
Xem xong, bác bảo ông tập trung mọi người lại để Bác nói chuyện. Anh em đông đủ bên Bác, Người ân cần hỏi thăm mọi người ăn ở ra sao rồi quay sang ông dặn tiếp là người phụ trách triển lãm phải lo việc ăn ở cho anh em cho tốt. Mọi người thuộc các dân tộc khác nhau nhưng khi đã công tác cùng nhau phải đoàn kết như anh em một nhà, cùng nhau tổ chức triển lãm thành công để đồng bào trong cả nước thấy được đời sống của đồng bào các dân tộc từ thời phong kiến đế quốc đến khi nước nhà giành được độc lập ra sao...
Cuộc triển lãm đó diễn ra trong khoảng một tháng ở Hà Nội sau đó tiếp tục trưng bày ở Hải Phòng. Hết đợt triển lãm, ông được điều động về làm Bí thư Huyện ủy Định Hóa và suốt những năm tháng đó, lời dạy về đoàn kết các dân tộc của Bác được ông thấm nhuần, trở thành kim chỉ nam trong mọi hoạt động của mình ở quê hương ATK...
Ông La Công Lợi được gặp Bác lần thứ ba vào dịp kỷ niệm Quốc khánh 2/9/1957 tại Hà Nội. Năm đó, Chính phủ mời các gia đình có công với cách mạng ở huyện Định Hóa về dự lễ kỷ niệm cùng với Đại sứ quán các nước.
Dẫn đầu đoàn đại biểu khoảng 20 người của huyện Định Hóa về Hà Nội trước lễ kỷ niệm một ngày, ai ai cũng cảm động khi được gặp những lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã từng có thời gian làm việc ở chiến khu như Trường Chinh, Tôn Đức Thắng, Võ Nguyên Giáp...
Sau khi dự míttinh, ông cùng các đại biểu trong đoàn lại được vinh dự dự tiệc chiêu đãi của Chính phủ và một lần nữa ông lại được diện kiến Người. Bác đi vào chúc mừng các đoàn khách, mời mọi người dự tiệc rồi đi ra giải quyết công việc.
Khoảng một giờ sau, Bác quay lại hỏi chuyện mọi người. Biết được đoàn khách từ ATK Định Hóa về, Bác còn bảo mọi người không dùng hết thì lấy về làm quà cho các cháu ở nhà.
Bác dặn chung mọi người: sau khi xem duyệt binh, diễu hành xong về nhà mọi người nói lại cho bà con cùng biết, cùng thấy được sức mạnh của dân tộc, của quân đội để hăng hái thu đua lao động sản xuất, xây dựng đất nước. Làm đúng lời dạy của Bác, về địa phương ông La Công Lợi nhanh chóng triển khai một phong trào thi đua sản xuất mới ở Định Hóa...
Vào đầu năm 1960, khi theo học tại Trường đảng Nguyễn Ái Quốc khóa I, ông và các học viên còn được gặp Bác khi Bác về thăm, nói chuyện với cán bộ, học viên của Trường.
Lần này, tuy không được ở gần Bác như những lẫn trước song hình ảnh và những lời dạy của Người về đại đoàn kết dân tộc, công tác dân vận, công tác cán bộ... vẫn khắc ghi trong tâm khảm của ông. Về sau này, ông còn trải qua nhiều cương vị công tác khác nhau và ở cương vị, lĩnh vực nào ông cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Ông La Công Lợi đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng Ba, Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Hai, cùng nhiều bằng khen của Chính phủ và tỉnh Bắc Thái trước đây...
Ông tâm sự: "Được gặp Bác là những kỷ niệm không thể nào quên được trong cuộc đời tôi. Mỗi lần gặp Bác như mỗi lần bản thân mình lớn khôn và trưởng thành hơn một bước. Lời dạy bảo của Bác luôn in đậm trong trái tim tôi suốt cuộc đời"./.
Hoàng Thảo Nguyên (Vietnam+)