Ngày 17/10, những người dân Hy Lạp, vốn tức giận với kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" mới của chính phủ nước này, bắt đầu vòng bãi công và biểu tình mới kéo dài hai ngày nhằm gây áp lực với các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) trước thềm Hội nghị thượng đỉnh khu vực, dự kiến diễn ra vào cuối tuần này.
Đây là cuộc tổng bãi công thứ tư trong năm nay ở Hy Lạp để phản đối các chính sách kinh tế từng dẫn đến tình trạng thấp nghiệp cao kỷ lục và tình trạng suy thoái kinh tế nghiêm trọng nhất ở xứ sở Thần thoại.
Các luật sư, công chứng viên, dược sỹ và bác sỹ đã bắt đầu nghỉ việc trước khi diễn ra cuộc tổng bãi công vào ngày mai (18/10) do các nghiệp đoàn lớn phát động.
Nghiệp đoàn GSEE, đại diện cho hàng trăm nghìn người làm công thuộc khu vực tư nhân, cho rằng những người nhận lương và lương hưu đã phải chịu đựng quá mức gánh nặng khủng hoảng kinh tế, trong khi những kẻ trốn thuế từng gây ra tình trạng này lại không hề hấn gì.
Viên chức cũng hưởng ứng lời kêu gọi của GSEE, trong khi hiệp hội các thương gia kêu gọi tổng bãi công trong ngày với lý do doanh thu giảm, thuế cao và nhu cầu giảm mạnh đang hủy hoại các doanh nghiệp và việc làm.
Sau các cuộc biểu tình tương tự ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp trong những ngày gần đây, người biểu tình Hy Lạp muốn gửi tới EU thông điệp rằng các tầng lớp xã hội, vốn đang phải đối mặt với một loạt kế hoạch khắc khổ liên tiếp nhằm đáp ứng mục tiêu tài chính, đã chịu đựng "tới hạn."
Do sức ép từ nhóm "Bộ ba" tham gia cứu trợ Hy Lạp, gồm Ủy ban châu Âu (EC), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Athens buộc phải nâng mức cắt giảm chi tiêu ngân sách từ 7,8 tỷ euro (10,2 tỷ USD) lên 9,2 tỷ euro, đồng thời phải tìm cách đi đến thỏa thuận về các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" mới để được giải ngân phần cứu trợ trị giá 31,5 tỷ euro từ EU và IMF để thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ vào đầu năm 2013./.
Đây là cuộc tổng bãi công thứ tư trong năm nay ở Hy Lạp để phản đối các chính sách kinh tế từng dẫn đến tình trạng thấp nghiệp cao kỷ lục và tình trạng suy thoái kinh tế nghiêm trọng nhất ở xứ sở Thần thoại.
Các luật sư, công chứng viên, dược sỹ và bác sỹ đã bắt đầu nghỉ việc trước khi diễn ra cuộc tổng bãi công vào ngày mai (18/10) do các nghiệp đoàn lớn phát động.
Nghiệp đoàn GSEE, đại diện cho hàng trăm nghìn người làm công thuộc khu vực tư nhân, cho rằng những người nhận lương và lương hưu đã phải chịu đựng quá mức gánh nặng khủng hoảng kinh tế, trong khi những kẻ trốn thuế từng gây ra tình trạng này lại không hề hấn gì.
Viên chức cũng hưởng ứng lời kêu gọi của GSEE, trong khi hiệp hội các thương gia kêu gọi tổng bãi công trong ngày với lý do doanh thu giảm, thuế cao và nhu cầu giảm mạnh đang hủy hoại các doanh nghiệp và việc làm.
Sau các cuộc biểu tình tương tự ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp trong những ngày gần đây, người biểu tình Hy Lạp muốn gửi tới EU thông điệp rằng các tầng lớp xã hội, vốn đang phải đối mặt với một loạt kế hoạch khắc khổ liên tiếp nhằm đáp ứng mục tiêu tài chính, đã chịu đựng "tới hạn."
Do sức ép từ nhóm "Bộ ba" tham gia cứu trợ Hy Lạp, gồm Ủy ban châu Âu (EC), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Athens buộc phải nâng mức cắt giảm chi tiêu ngân sách từ 7,8 tỷ euro (10,2 tỷ USD) lên 9,2 tỷ euro, đồng thời phải tìm cách đi đến thỏa thuận về các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" mới để được giải ngân phần cứu trợ trị giá 31,5 tỷ euro từ EU và IMF để thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ vào đầu năm 2013./.
(TTXVN)