Các nhà tâm lý học của Anh vừa nghiên cứu điều tra phát hiện, nghiện Internet có mối quan hệ mật thiết với chứng bệnh trầm cảm. Kết quả nghiên cứu này đã được đăng trên tuần san học thuật “Bệnh lý học thần kinh” số ra mới nhất.
Tiến sỹ Kateliaona Morrison thuộc Đại học Leeds, Vương quốc Anh cùng các đồng nghiệp đã tiến hành nghiên cứu về mối quan hệ giữa Internet với bệnh trầm cảm. Các nhà khoa học đã thông qua mạng xã hội chiêu mộ được 1.319 tình nguyện viên ở độ tuổi từ 16 đến 51, sau đó tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi và trả lời trên mạng. Các câu hỏi chủ yếu xoay quanh vấn đề như thời gian lên mạng, mục đích lên mạng và hàng loạt các câu hỏi khác nhằm tìm hiểu về mối quan hệ giữa Internet với bệnh trầm cảm.
Kết quả điều tra cho thấy, một bộ phận nhỏ tình nguyện viên mắc chứng bệnh “cưỡng bức Internet”, tức là chìm đắm trong thế giới Internet, suốt ngày thích lên mạng chat và trò chuyện thông qua các trang web xã hội, không có hứng thú tham gia hoạt động giao lưu xã hội trong cuộc sống hiện thực. Thậm chí có 12% đối tượng điều tra đã đến mức độ nghiện Internet.
Ngoài ra, điều tra nghiên cứu còn phát hiện, những người nghiện Internet có tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm cao gấp 5 lần so với người truy cập mạng bình thường.
Tập đoàn truyền thông BBC của Anh hôm 3/2 dẫn báo cáo của tiến sỹ Kateliaona Morrison cho biết: “Internet có vai trò rất quan trọng trong đời sống hiện đại, tuy nhiên nó cũng có tính hai mặt. Bên cạnh những ưu điểm như giúp con người thanh toán, mua bán, gửi và nhận thư điện tử qua mạng, tuy nhiên nó cũng mang lại những hạn chế nhất định như một số người đã không kiểm soát được thời gian lên mạng của mình vì vậy đã gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, thậm chí một số người quá lạm dụng Internet dẫn đến nghiện Internet"./.
Tiến sỹ Kateliaona Morrison thuộc Đại học Leeds, Vương quốc Anh cùng các đồng nghiệp đã tiến hành nghiên cứu về mối quan hệ giữa Internet với bệnh trầm cảm. Các nhà khoa học đã thông qua mạng xã hội chiêu mộ được 1.319 tình nguyện viên ở độ tuổi từ 16 đến 51, sau đó tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi và trả lời trên mạng. Các câu hỏi chủ yếu xoay quanh vấn đề như thời gian lên mạng, mục đích lên mạng và hàng loạt các câu hỏi khác nhằm tìm hiểu về mối quan hệ giữa Internet với bệnh trầm cảm.
Kết quả điều tra cho thấy, một bộ phận nhỏ tình nguyện viên mắc chứng bệnh “cưỡng bức Internet”, tức là chìm đắm trong thế giới Internet, suốt ngày thích lên mạng chat và trò chuyện thông qua các trang web xã hội, không có hứng thú tham gia hoạt động giao lưu xã hội trong cuộc sống hiện thực. Thậm chí có 12% đối tượng điều tra đã đến mức độ nghiện Internet.
Ngoài ra, điều tra nghiên cứu còn phát hiện, những người nghiện Internet có tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm cao gấp 5 lần so với người truy cập mạng bình thường.
Tập đoàn truyền thông BBC của Anh hôm 3/2 dẫn báo cáo của tiến sỹ Kateliaona Morrison cho biết: “Internet có vai trò rất quan trọng trong đời sống hiện đại, tuy nhiên nó cũng có tính hai mặt. Bên cạnh những ưu điểm như giúp con người thanh toán, mua bán, gửi và nhận thư điện tử qua mạng, tuy nhiên nó cũng mang lại những hạn chế nhất định như một số người đã không kiểm soát được thời gian lên mạng của mình vì vậy đã gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, thậm chí một số người quá lạm dụng Internet dẫn đến nghiện Internet"./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)