Nguồn cá quý trên sông Serepok - con sông lớn nhất ở tỉnh Đắk Lắk đang đứng trước nguy cơ bị tận diệt bởi sự ô nhiễm và đánh bắt thái quá.
Sông Serepok bắt nguồn từ dãy núi Cư Yang Sin, chảy về phía Tây Bắc rồi đổ về sông Mekong. Trước đây, nguồn cá trên con sông này rất phong phú về chủng loại với mật độ khá lớn. Trong đó có một số loại cá quý hiếm như cá lăng, bống tượng, mõm trâu, sọc dưa… vốn được các nhà hàng, quán ăn ưa chuộng bởi giá trị thương phẩm cao gấp từ 3-7 lần so với các loại cá thường.
Tuy nhiên, do đánh bắt quá mức và môi trường nước bị ô nhiễm nên lượng cá quý hiếm trên ngày càng suy giảm và cạn kiệt dần.
Từ trước tới nay, những người dân hai bên bờ sông Serepok thường sinh sống bằng nghề chài lưới. Tại những nơi nước cạn, một số người đã dùng bình ắcquy kích điện, thậm chí dùng chất nổ để đánh bắt khiến cho cá lớn, cá nhỏ và các loài thủy sinh đều bị hủy hoại.
Trên dòng sông Serepok cũng đã được xây dựng sáu nhà máy thủy điện lớn nhỏ. Việc ngăn dòng chảy trên sông đang ảnh hưởng lớn đến sự di chuyển và sinh sản của các loại cá trong mùa mưa.
Không những thế, nhiều khu công nghiệp đã được xây dựng hai bên bờ sông thuộc địa bàn xã Hòa Phú (thành phố Buôn Ma Thuột-Đắk Lắk) và xã Tâm Thắng (huyện Cư Jút-Đắk Nông), trong đó Khu công nghiệp Tâm Thắng hiện thường xả toàn bộ nước thải chưa qua xử lý xuống dòng sông làm ô nhiễm môi trường nước trầm trọng.
Chỉ riêng từ đầu năm đến nay, dòng sông Serepok đã ba lần bị ô nhiễm nặng, các loài cá chết trắng mặt nước.
Trước thực trạng này, các nhà quản lý tại địa phương cần phải có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường và nguồn nước, đồng thời các nhà khoa học có biện pháp nghiên cứu, nhân giống các loại cá quý hiếm trên để nuôi tại các nguồn sông, ao, hồ khác ở địa phương./.
Sông Serepok bắt nguồn từ dãy núi Cư Yang Sin, chảy về phía Tây Bắc rồi đổ về sông Mekong. Trước đây, nguồn cá trên con sông này rất phong phú về chủng loại với mật độ khá lớn. Trong đó có một số loại cá quý hiếm như cá lăng, bống tượng, mõm trâu, sọc dưa… vốn được các nhà hàng, quán ăn ưa chuộng bởi giá trị thương phẩm cao gấp từ 3-7 lần so với các loại cá thường.
Tuy nhiên, do đánh bắt quá mức và môi trường nước bị ô nhiễm nên lượng cá quý hiếm trên ngày càng suy giảm và cạn kiệt dần.
Từ trước tới nay, những người dân hai bên bờ sông Serepok thường sinh sống bằng nghề chài lưới. Tại những nơi nước cạn, một số người đã dùng bình ắcquy kích điện, thậm chí dùng chất nổ để đánh bắt khiến cho cá lớn, cá nhỏ và các loài thủy sinh đều bị hủy hoại.
Trên dòng sông Serepok cũng đã được xây dựng sáu nhà máy thủy điện lớn nhỏ. Việc ngăn dòng chảy trên sông đang ảnh hưởng lớn đến sự di chuyển và sinh sản của các loại cá trong mùa mưa.
Không những thế, nhiều khu công nghiệp đã được xây dựng hai bên bờ sông thuộc địa bàn xã Hòa Phú (thành phố Buôn Ma Thuột-Đắk Lắk) và xã Tâm Thắng (huyện Cư Jút-Đắk Nông), trong đó Khu công nghiệp Tâm Thắng hiện thường xả toàn bộ nước thải chưa qua xử lý xuống dòng sông làm ô nhiễm môi trường nước trầm trọng.
Chỉ riêng từ đầu năm đến nay, dòng sông Serepok đã ba lần bị ô nhiễm nặng, các loài cá chết trắng mặt nước.
Trước thực trạng này, các nhà quản lý tại địa phương cần phải có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường và nguồn nước, đồng thời các nhà khoa học có biện pháp nghiên cứu, nhân giống các loại cá quý hiếm trên để nuôi tại các nguồn sông, ao, hồ khác ở địa phương./.
Nguyễn Tiên Tri (TTXVN/Vietnam+)