Tín hiệu bắt đáy phát đi từ phiên giao dịch hôm qua (10/08) đã tạo động lực kìm hãm đà tháo chạy của giới đầu tư. Nhờ đó, phiên giao dịch sáng nay VN-Index đã chặn được đà rơi sau hai phiên giảm mạnh liên tiếp.
Không quá e dè như hai phiên trước, mở cửa thị trường lệnh chào mua đã chủ động được đẩy vào, trong khi đó áp lực chào bán đã phần nào giảm bớt. Kết quả là ngay trong đợt giao dịch xác định giá mở cửa, VN-Index tìm lại được sắc xanh, tăng nhẹ thêm 1,41 điểm và lên mức 463,08 điểm.
Khối lượng giao dịch cũng đạt được mức khả quan ở 2,6 triệu đơn vị, với 79 mã cổ phiếu tăng giá, 73 mã đứng giá và 50 mã giảm giá.
Sang đến đợt giao dịch khớp lệnh liên tục, lực cung bắt đầu tăng dần khiến thị trường rơi vào tình thế giằng co quyết liệt. Thời điểm giữa đợt, đã có lúc VN-Index phải quay đầu giảm, rơi qua mốc 460 điểm.
Tuy nhiên về cuối phiên, khi dòng tiền được đẩy vào nhiều hơn thì lực bán tháo theo đó cũng giảm hẳn, trên bảng điện tử giá chào bán ở đa phần các mã đều được rao cao hơn mức tham chiếu.
Mã cổ phiếu STB được các nhà đầu tư nước ngoài mua mạnh, khối lượng mua đạt tới 650 nghìn đơn vị (chiếm gần 37% so với tổng giao dịch STB trên toàn thị trường). Giá chốt phiên của STB tăng nhẹ 200 đồng/cổ phiếu và lên 15.900 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu REE cũng được mau bán khá sôi động, khối lượng chuyển nhượng đạt trên 1,3 triệu cổ phiếu với mức giá đóng cửa tăng 100 đồng/tham chiếu, lên 16.900 đồng/cổ phiếu.
Trái lại, mã cổ phiếu SSI đầu phiên tăng lên tới lên 29.800 đồng/cổ phiếu (tăng 700 đồng/cổ phiếu), song sau đó lực cầu đuối dần khiến SSI nhiều lúc đã phải quay đầu giảm giá. Kết thúc phiên SSI trụ lại với mức giá tham chiếu, khối lượng giao dịch đạt 953 nghìn đơn vị.
Các mã cổ phiếu thị giá thấp VID, VHG, VNE đã góp sức làm nóng thị trường, với mức giá giao dịch tăng kịch biên độ, khối lượng chuyển nhượng tương đối lớn vài trăm nghìn đơn vị mỗi mã.
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 1,45 điểm và lên mức 463,12 điểm. Thị trường giảm cung khiến thanh khoản đạt 40 triệu đơn vị, giá trị tương đương 1.090,99 tỷ đồng.
Bên phía sàn Hà Nội, đầu giờ thị trường vẫn trong xu thế giảm, nhiều mã chưa thấy tham gia giao dịch, các mã lớn chưa rõ xu hướng.
Tuy nhiên sau đó, diễn biến giao dịch bên phía sàn Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo hậu thuẫn cho sàn Hà Nội, tại các mã cổ phiếu blue-chip xuất hiện tín hiệu bắt đáy, giúp giá giao dịch bình quân ở nhiều mã tăng cao so với tham chiếu.
Mã PVX có khối lượng giao dịch đạt gần 3,2 triệu đơn vị, giá giao dịch bình quân ở mức 23.700 đồng/cổ phiếu (tăng 400 đồng/cổ phiếu); mã KLS cũng tăng được 300 đồng/cổ phếu, đạt mức giá bình quân 15.500 đồng/cổ phiếu, khối lượng chuyển nhượng đạt 2,6 triệu đơn vị.
Kết thúc phiên, chỉ số HNX tăng 1,27 điểm và lên mức 139,12 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 31 triệu cổ phiếu, giá trị tương ứng 781,73 tỷ đồng.
UPCoM-Index tại thời điểm 11 giờ 30 tăng nhẹ 0,72 điểm lên mức 49,31 điểm, khối lượng giao dịch đạt 295 nghìn đơn vị, giá trị tương ứng 4,7 tỷ đồng./.
Không quá e dè như hai phiên trước, mở cửa thị trường lệnh chào mua đã chủ động được đẩy vào, trong khi đó áp lực chào bán đã phần nào giảm bớt. Kết quả là ngay trong đợt giao dịch xác định giá mở cửa, VN-Index tìm lại được sắc xanh, tăng nhẹ thêm 1,41 điểm và lên mức 463,08 điểm.
Khối lượng giao dịch cũng đạt được mức khả quan ở 2,6 triệu đơn vị, với 79 mã cổ phiếu tăng giá, 73 mã đứng giá và 50 mã giảm giá.
Sang đến đợt giao dịch khớp lệnh liên tục, lực cung bắt đầu tăng dần khiến thị trường rơi vào tình thế giằng co quyết liệt. Thời điểm giữa đợt, đã có lúc VN-Index phải quay đầu giảm, rơi qua mốc 460 điểm.
Tuy nhiên về cuối phiên, khi dòng tiền được đẩy vào nhiều hơn thì lực bán tháo theo đó cũng giảm hẳn, trên bảng điện tử giá chào bán ở đa phần các mã đều được rao cao hơn mức tham chiếu.
Mã cổ phiếu STB được các nhà đầu tư nước ngoài mua mạnh, khối lượng mua đạt tới 650 nghìn đơn vị (chiếm gần 37% so với tổng giao dịch STB trên toàn thị trường). Giá chốt phiên của STB tăng nhẹ 200 đồng/cổ phiếu và lên 15.900 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu REE cũng được mau bán khá sôi động, khối lượng chuyển nhượng đạt trên 1,3 triệu cổ phiếu với mức giá đóng cửa tăng 100 đồng/tham chiếu, lên 16.900 đồng/cổ phiếu.
Trái lại, mã cổ phiếu SSI đầu phiên tăng lên tới lên 29.800 đồng/cổ phiếu (tăng 700 đồng/cổ phiếu), song sau đó lực cầu đuối dần khiến SSI nhiều lúc đã phải quay đầu giảm giá. Kết thúc phiên SSI trụ lại với mức giá tham chiếu, khối lượng giao dịch đạt 953 nghìn đơn vị.
Các mã cổ phiếu thị giá thấp VID, VHG, VNE đã góp sức làm nóng thị trường, với mức giá giao dịch tăng kịch biên độ, khối lượng chuyển nhượng tương đối lớn vài trăm nghìn đơn vị mỗi mã.
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 1,45 điểm và lên mức 463,12 điểm. Thị trường giảm cung khiến thanh khoản đạt 40 triệu đơn vị, giá trị tương đương 1.090,99 tỷ đồng.
Bên phía sàn Hà Nội, đầu giờ thị trường vẫn trong xu thế giảm, nhiều mã chưa thấy tham gia giao dịch, các mã lớn chưa rõ xu hướng.
Tuy nhiên sau đó, diễn biến giao dịch bên phía sàn Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo hậu thuẫn cho sàn Hà Nội, tại các mã cổ phiếu blue-chip xuất hiện tín hiệu bắt đáy, giúp giá giao dịch bình quân ở nhiều mã tăng cao so với tham chiếu.
Mã PVX có khối lượng giao dịch đạt gần 3,2 triệu đơn vị, giá giao dịch bình quân ở mức 23.700 đồng/cổ phiếu (tăng 400 đồng/cổ phiếu); mã KLS cũng tăng được 300 đồng/cổ phếu, đạt mức giá bình quân 15.500 đồng/cổ phiếu, khối lượng chuyển nhượng đạt 2,6 triệu đơn vị.
Kết thúc phiên, chỉ số HNX tăng 1,27 điểm và lên mức 139,12 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 31 triệu cổ phiếu, giá trị tương ứng 781,73 tỷ đồng.
UPCoM-Index tại thời điểm 11 giờ 30 tăng nhẹ 0,72 điểm lên mức 49,31 điểm, khối lượng giao dịch đạt 295 nghìn đơn vị, giá trị tương ứng 4,7 tỷ đồng./.
Linh Chi (Vietnam+)