Paul Krugman, người đoạt giải Nobel kinh tế, cho rằng nguy cơ Italy rút khỏi khu vực đồng euro đang ngày càng gia tăng giữa lúc các nhà lãnh đạo châu Âu đang phải vật lộn nhằm tìm kiếm giải pháp ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực này.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo giới tại Stockholm ngày 18/8, ông Krugman nhận định, tuy khả năng Italy rút khỏi khu vực đồng euro hiện là khá thấp, nhưng sẽ không phải ở mức zero mà có lẽ là ở mức 10%.
Hồi tháng 5/2011, ông Krugman cho rằng nguy cơ Italy và Tây Ban Nha bị buộc phải rời khỏi khu vực đồng euro là chỉ khoảng 1%, đồng thời coi đây là "một kịch bản đầy ác mộng."
Cũng theo ông Krugman, khả năng để Hy Lạp rút khỏi khu vực đồng euro hiện đang ở mức trên 50% và việc vỡ nợ từng phần của quốc gia Nam Âu này có lẽ sẽ chưa đủ để giải quyết các vấn đề của khu vực.
Các nhà lãnh đạo châu Âu hiện đang phải vật lộn để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công sau khi thỏa thuận đạt được hôm 21/7 về gói cứu trợ 159 tỷ euro cho Hy Lạp và việc được phép sử dụng quỹ cứu trợ 440 tỷ euro để mua nợ của các quốc gia đang gặp khó khăn đã không xoa dịu được mối lo ngại trên các thị trường tài chính.
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy trong tuần này cũng đã bác bỏ việc tăng quỹ cứu trợ 440 tỷ euro cũng như phản đối ý tưởng phát hành các loại trái phiếu chung với lập luận rằng trước tiên là phải hội nhập kinh tế hơn nữa.
Hồi tuần trước, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sau 5 tháng gián đoạn đã mua một lượng trái phiếu chính phủ trị giá tới 22 tỷ euro và vẫn đang tiếp tục mua thêm kể từ đó.
Hành động này đã giúp đẩy tỷ lệ lợi suất trái phiếu thời hạn 10 năm của Tây Ban Nha và Italy xuống dưới mức 5% sau khi đã tăng lên các mức kỷ lục tuần trước đó. Lợi suất trái phiếu thời hạn 10 năm của Tây Ban Nha hiện đã tăng lại 4 điểm cơ bản, lên 4,94%, trong khi của Italy tăng 3 điểm cơ bản, lên 4,93%.
Theo ông Krugman, các nhà lãnh đạo châu Âu cần phải xác định rõ hiện cần phải có nguồn tài trợ sẵn có nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng lan sang Italy và Tây Ban Nha. Ông Krugman cũng cho rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu cần có một chính sách tiền tệ mở rộng nhiều hơn nữa./.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo giới tại Stockholm ngày 18/8, ông Krugman nhận định, tuy khả năng Italy rút khỏi khu vực đồng euro hiện là khá thấp, nhưng sẽ không phải ở mức zero mà có lẽ là ở mức 10%.
Hồi tháng 5/2011, ông Krugman cho rằng nguy cơ Italy và Tây Ban Nha bị buộc phải rời khỏi khu vực đồng euro là chỉ khoảng 1%, đồng thời coi đây là "một kịch bản đầy ác mộng."
Cũng theo ông Krugman, khả năng để Hy Lạp rút khỏi khu vực đồng euro hiện đang ở mức trên 50% và việc vỡ nợ từng phần của quốc gia Nam Âu này có lẽ sẽ chưa đủ để giải quyết các vấn đề của khu vực.
Các nhà lãnh đạo châu Âu hiện đang phải vật lộn để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công sau khi thỏa thuận đạt được hôm 21/7 về gói cứu trợ 159 tỷ euro cho Hy Lạp và việc được phép sử dụng quỹ cứu trợ 440 tỷ euro để mua nợ của các quốc gia đang gặp khó khăn đã không xoa dịu được mối lo ngại trên các thị trường tài chính.
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy trong tuần này cũng đã bác bỏ việc tăng quỹ cứu trợ 440 tỷ euro cũng như phản đối ý tưởng phát hành các loại trái phiếu chung với lập luận rằng trước tiên là phải hội nhập kinh tế hơn nữa.
Hồi tuần trước, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sau 5 tháng gián đoạn đã mua một lượng trái phiếu chính phủ trị giá tới 22 tỷ euro và vẫn đang tiếp tục mua thêm kể từ đó.
Hành động này đã giúp đẩy tỷ lệ lợi suất trái phiếu thời hạn 10 năm của Tây Ban Nha và Italy xuống dưới mức 5% sau khi đã tăng lên các mức kỷ lục tuần trước đó. Lợi suất trái phiếu thời hạn 10 năm của Tây Ban Nha hiện đã tăng lại 4 điểm cơ bản, lên 4,94%, trong khi của Italy tăng 3 điểm cơ bản, lên 4,93%.
Theo ông Krugman, các nhà lãnh đạo châu Âu cần phải xác định rõ hiện cần phải có nguồn tài trợ sẵn có nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng lan sang Italy và Tây Ban Nha. Ông Krugman cũng cho rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu cần có một chính sách tiền tệ mở rộng nhiều hơn nữa./.
Ngự Bình/Rome (Vietnam+)