Nhà hoạch định chính sách chủ chốt trong Hội đồng Điều hành của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Juergen Stark, đã đệ đơn từ chức vào cuối năm nay.
Động thái này được cho là sẽ gây thêm khó khăn cho ECB trong nỗ lực vực dậy Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay.
Theo giới phân tích, ông Stark, quan chức hàng đầu của Đức tại ECB xin từ chức là do phản đối chính sách mua trái phiếu chính phủ của ECB nhằm ngăn ngừa cuộc khủng hoảng nợ, trong bối cảnh các nhà hoạt định chính sách tại Berlin đang chuẩn bị cho tình huống Hy Lạp rơi vào phá sản.
Các chuyên gia đánh giá rằng sự ra đi của ông Stark, gần 3 năm trước khi kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 5/2014, có thể khoét sâu hơn hố ngăn cách giữa ECB với đại diện quyền lợi của Đức tại thể chế tài chính này, đồng thời gây chia rẽ giữa các quốc gia "chủ nợ" và các nước đang là "con nợ" trong ECB.
Tồi tệ hơn nữa, quyết định từ chức của ông Stark có thể tác động tiêu cực đến khả năng đưa ra những hành động mang tính quyết định trong những tháng tới, khi cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực đồng euro bước vào giai đoạn "nguy ngập" hơn.
Jean Pisani-Ferry, Giám đốc của nhóm chuyên gia cố vấn kinh tế Bruegel, có trụ sở tại Brussels (Bỉ), nhận định quyết định của ông Stark đến vào một thời điểm hết sức tồi tệ và đây chắc chắn là một vấn đề nghiêm trọng.
Theo chuyên gia này, nếu ECB không mua trái phiếu của Italy và Tây Ban Nha cùng lúc với việc tái cơ cấu nợ của Hy Lạp, nguy cơ lây lan của cuộc khủng hoảng nợ sẽ gia tăng. Song, nếu ngân hàng này mất đi sự đồng thuận, đây cũng là một nguy cơ lớn.
Theo chuyên gia kinh tế của ING, Carsten Brzeski, sự ra đi của ông Stark, nhà kinh tế trưởng của ECB, giống như "con chim ưng cuối cùng rời khỏi con tàu đang chìm." Ông Carsten Brzeski nhận định điều này có thể khiến chính sách của ECB thay đổi theo chiều đi xuống.
Dự kiến, Thứ trưởng Tài chính người Đức Joerg Asmussen sẽ thay thế vị trí của ông Stark trong Hội đồng Điều hành của ECB./.
Động thái này được cho là sẽ gây thêm khó khăn cho ECB trong nỗ lực vực dậy Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay.
Theo giới phân tích, ông Stark, quan chức hàng đầu của Đức tại ECB xin từ chức là do phản đối chính sách mua trái phiếu chính phủ của ECB nhằm ngăn ngừa cuộc khủng hoảng nợ, trong bối cảnh các nhà hoạt định chính sách tại Berlin đang chuẩn bị cho tình huống Hy Lạp rơi vào phá sản.
Các chuyên gia đánh giá rằng sự ra đi của ông Stark, gần 3 năm trước khi kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 5/2014, có thể khoét sâu hơn hố ngăn cách giữa ECB với đại diện quyền lợi của Đức tại thể chế tài chính này, đồng thời gây chia rẽ giữa các quốc gia "chủ nợ" và các nước đang là "con nợ" trong ECB.
Tồi tệ hơn nữa, quyết định từ chức của ông Stark có thể tác động tiêu cực đến khả năng đưa ra những hành động mang tính quyết định trong những tháng tới, khi cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực đồng euro bước vào giai đoạn "nguy ngập" hơn.
Jean Pisani-Ferry, Giám đốc của nhóm chuyên gia cố vấn kinh tế Bruegel, có trụ sở tại Brussels (Bỉ), nhận định quyết định của ông Stark đến vào một thời điểm hết sức tồi tệ và đây chắc chắn là một vấn đề nghiêm trọng.
Theo chuyên gia này, nếu ECB không mua trái phiếu của Italy và Tây Ban Nha cùng lúc với việc tái cơ cấu nợ của Hy Lạp, nguy cơ lây lan của cuộc khủng hoảng nợ sẽ gia tăng. Song, nếu ngân hàng này mất đi sự đồng thuận, đây cũng là một nguy cơ lớn.
Theo chuyên gia kinh tế của ING, Carsten Brzeski, sự ra đi của ông Stark, nhà kinh tế trưởng của ECB, giống như "con chim ưng cuối cùng rời khỏi con tàu đang chìm." Ông Carsten Brzeski nhận định điều này có thể khiến chính sách của ECB thay đổi theo chiều đi xuống.
Dự kiến, Thứ trưởng Tài chính người Đức Joerg Asmussen sẽ thay thế vị trí của ông Stark trong Hội đồng Điều hành của ECB./.
Trà My (TTXVN/Vietnam+)