Giá lương thực tăng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng mất ổn định gần đây ở Tunisia, Ai Cập và nhiều nơi khác.
Mặc dù phần lớn người dân ở các nước giàu có thể dễ dàng chấp nhận mua lương thực với giá cao hơn, song đối với những người dân ở các nước nghèo, đặc biệt những người ở các thành phố lớn, sẽ vô cùng khó khăn.
Giá lương thực tăng cao là mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của con người, nhất là trẻ em và những người cao tuổi. Giá lương thực hiện nay cao hơn giá lương thực lúc cao điểm năm 2008 là do nhiều nhân tố khác nhau, trong đó có yếu tố như thời tiết thất thường, nhu cầu tiêu thụ cao hơn, diện tích đất canh tác ít hơn và biến đổi lương thực thành nhiên liệu sinh học.
Các sự kiện thời tiết thất thường chắc chắn đóng một vai trò khiến giá lương thực cao hơn. Đợt nắng nóng kéo dài ở Nga năm 2010 đã tàn phá vụ lúa mỳ, khiến Chính phủ Nga phải ngừng các chương trình xuất khẩu ngũ cốc.
Những trận mưa lớn ở Australia tàn phá nhiều trang trại lúa mỳ tới mức Chính phủ nước này phải sử dụng một lượng lớn lúa mỳ để chăn nuôi gia súc. Lũ lụt lớn ở Pakistan cũng gây thiệt hại cho vụ thu hoạch ngũ cốc. Hiện nay, hạn hán kéo dài đang đe dọa vụ lúa mỳ ở nhiều khu vực của Trung Quốc.
Theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) của Bộ Thương mại Mỹ, nhiệt độ năm 2010 tương đương với nhiệt độ năm 2005, năm nóng kỷ lục và năm 2010 cũng là năm ẩm ướt kỷ lục nhất.
Ông Kevin Trenberth, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia tại Boulder thuộc bang Colorado (Mỹ) nhận định: "Thời tiết khắc nghiệt có thể gây nên cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu."
Bên cạnh đó, diện tích trồng ngũ cốc ở các khu vực bị thu hẹp cũng có thể đóng vai trò trong việc đẩy giá lương cao như thực hiện nay, mặc dù diện tích trồng ngũ cốc mỗi năm khác nhau, nhưng rõ ràng nó đang bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết trên toàn cầu.
Trong khi đó, biến đổi lương thực thành nhiên liệu có khả năng sẽ tiếp tục phát triển ở nhiều nước. Ví dụ, Brazil đang sử dụng cây mía và Mỹ đang sử dụng ngô vào việc sản xuất chất ethanol. Bất chấp hành động điên rồ kinh tế, khả năng sử dụng ngô để sản xuất chất ethanol ở Mỹ sẽ tiếp tục phát triển, đặc biệt nếu Chính phủ nước này tiếp tục cung cấp các khoản trợ giá hào phóng và giá dầu thô vẫn cao.
Nếu giá dầu lửa toàn cầu tiếp tục tăng, giá lương thực sẽ còn cao hơn nữa, bởi dầu lửa đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất cây lương thực và tác động của nó đối với giá phân bón.
Hiện nay thế giới đang nỗ lực tăng sản lượng khai thác dầu thô để hạn chế giá dầu "leo thang," nhưng bằng cách nào chăng nữa thì giá dầu cũng không thể giảm xuống mức của những năm 1990. Do đó, khi giá dầu thô tăng cao sẽ đẩy giá lương thực cũng cao hơn, đặc biệt nếu dân số thế giới tiếp tục gia tăng.
Trong các nhân tố góp phần đẩy giá lương thực tăng cao, nhân tố có khả năng dễ dự đoán nhất có thể là nhu cầu lương thực ngày càng cao hơn. Khi nền kinh tế thế giới tiếp tục phát triển, bữa ăn của người dân ở các nền kinh tế mới nổi sẽ thay đổi, trong đó có người dân của Trung Quốc và Ấn Độ, nơi tổng dân số chiếm tới hơn 2,5 tỷ người.
Khi lượng đạm động vật được đưa vào bữa ăn ngày càng tăng, nhiều cây lương thực sẽ được chuyển đổi từ tiêu thụ trực tiếp sang chăn nuôi gia súc, từ đó tăng sức ép đối với việc sản xuất và giá lương thực.
Trong thực tế, từ năm 2000, dân số thế giới tăng hơn 800 triệu người và tiếp tục tăng mỗi năm hơn 80 triệu người. Cũng như thu nhập của thế giới, tăng trưởng dân số toàn cầu phân bổ không đồng đều.
Thế giới có đủ lương thực nuôi sống 6,9 tỷ người, nhưng nhiều nước không đủ tiền để mua lương thực hoặc không đủ đất để sản xuất lương thực. Tầng lớp người nghèo ở các thành phố lớn sẽ gặp khó khăn nhất nếu giá lương thực vẫn cao, hoặc thậm chí cao hơn nữa, chủ yếu do họ phải chi phí phần lớn khoản thu nhập cho việc ăn uống.
Trước tình hình trên, Tổ chức Nông Lương (FAO) của Liên hợp quốc cuối tuần trước đã công bố một nghiên cứu, trong đó kêu gọi đẩy mạnh sản xuất lương thực và năng lượng, nhằm bảo đảm an ninh lương thực, năng lượng, đồng thời giảm nghèo đói ở các nước trên thế giới.
Nghiên cứu của FAO được hình thành trên cơ sở thực tế của các nước châu Phi, châu Á, Mỹ Latinh và một số nước phát triển, từ đó chỉ ra cách thức để khắc phục những hạn chế nhằm thúc đẩy sản xuất cây lương thực và năng lượng.
Ông Alexander Müller, Trợ lý Tổng Giám đốc Các Nguồn Tự nhiên của FAO, khẳng định: "Các hệ thống trang trại kết hợp phát triển cây lương thực và cây năng lượng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các khu vực nông thôn."
Một khi sản xuất lương thực và năng lượng của các nước được cải thiện, bài toán giá lương thực và năng lượng trên thế giới sẽ được giải đáp./.
Mặc dù phần lớn người dân ở các nước giàu có thể dễ dàng chấp nhận mua lương thực với giá cao hơn, song đối với những người dân ở các nước nghèo, đặc biệt những người ở các thành phố lớn, sẽ vô cùng khó khăn.
Giá lương thực tăng cao là mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của con người, nhất là trẻ em và những người cao tuổi. Giá lương thực hiện nay cao hơn giá lương thực lúc cao điểm năm 2008 là do nhiều nhân tố khác nhau, trong đó có yếu tố như thời tiết thất thường, nhu cầu tiêu thụ cao hơn, diện tích đất canh tác ít hơn và biến đổi lương thực thành nhiên liệu sinh học.
Các sự kiện thời tiết thất thường chắc chắn đóng một vai trò khiến giá lương thực cao hơn. Đợt nắng nóng kéo dài ở Nga năm 2010 đã tàn phá vụ lúa mỳ, khiến Chính phủ Nga phải ngừng các chương trình xuất khẩu ngũ cốc.
Những trận mưa lớn ở Australia tàn phá nhiều trang trại lúa mỳ tới mức Chính phủ nước này phải sử dụng một lượng lớn lúa mỳ để chăn nuôi gia súc. Lũ lụt lớn ở Pakistan cũng gây thiệt hại cho vụ thu hoạch ngũ cốc. Hiện nay, hạn hán kéo dài đang đe dọa vụ lúa mỳ ở nhiều khu vực của Trung Quốc.
Theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) của Bộ Thương mại Mỹ, nhiệt độ năm 2010 tương đương với nhiệt độ năm 2005, năm nóng kỷ lục và năm 2010 cũng là năm ẩm ướt kỷ lục nhất.
Ông Kevin Trenberth, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia tại Boulder thuộc bang Colorado (Mỹ) nhận định: "Thời tiết khắc nghiệt có thể gây nên cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu."
Bên cạnh đó, diện tích trồng ngũ cốc ở các khu vực bị thu hẹp cũng có thể đóng vai trò trong việc đẩy giá lương cao như thực hiện nay, mặc dù diện tích trồng ngũ cốc mỗi năm khác nhau, nhưng rõ ràng nó đang bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết trên toàn cầu.
Trong khi đó, biến đổi lương thực thành nhiên liệu có khả năng sẽ tiếp tục phát triển ở nhiều nước. Ví dụ, Brazil đang sử dụng cây mía và Mỹ đang sử dụng ngô vào việc sản xuất chất ethanol. Bất chấp hành động điên rồ kinh tế, khả năng sử dụng ngô để sản xuất chất ethanol ở Mỹ sẽ tiếp tục phát triển, đặc biệt nếu Chính phủ nước này tiếp tục cung cấp các khoản trợ giá hào phóng và giá dầu thô vẫn cao.
Nếu giá dầu lửa toàn cầu tiếp tục tăng, giá lương thực sẽ còn cao hơn nữa, bởi dầu lửa đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất cây lương thực và tác động của nó đối với giá phân bón.
Hiện nay thế giới đang nỗ lực tăng sản lượng khai thác dầu thô để hạn chế giá dầu "leo thang," nhưng bằng cách nào chăng nữa thì giá dầu cũng không thể giảm xuống mức của những năm 1990. Do đó, khi giá dầu thô tăng cao sẽ đẩy giá lương thực cũng cao hơn, đặc biệt nếu dân số thế giới tiếp tục gia tăng.
Trong các nhân tố góp phần đẩy giá lương thực tăng cao, nhân tố có khả năng dễ dự đoán nhất có thể là nhu cầu lương thực ngày càng cao hơn. Khi nền kinh tế thế giới tiếp tục phát triển, bữa ăn của người dân ở các nền kinh tế mới nổi sẽ thay đổi, trong đó có người dân của Trung Quốc và Ấn Độ, nơi tổng dân số chiếm tới hơn 2,5 tỷ người.
Khi lượng đạm động vật được đưa vào bữa ăn ngày càng tăng, nhiều cây lương thực sẽ được chuyển đổi từ tiêu thụ trực tiếp sang chăn nuôi gia súc, từ đó tăng sức ép đối với việc sản xuất và giá lương thực.
Trong thực tế, từ năm 2000, dân số thế giới tăng hơn 800 triệu người và tiếp tục tăng mỗi năm hơn 80 triệu người. Cũng như thu nhập của thế giới, tăng trưởng dân số toàn cầu phân bổ không đồng đều.
Thế giới có đủ lương thực nuôi sống 6,9 tỷ người, nhưng nhiều nước không đủ tiền để mua lương thực hoặc không đủ đất để sản xuất lương thực. Tầng lớp người nghèo ở các thành phố lớn sẽ gặp khó khăn nhất nếu giá lương thực vẫn cao, hoặc thậm chí cao hơn nữa, chủ yếu do họ phải chi phí phần lớn khoản thu nhập cho việc ăn uống.
Trước tình hình trên, Tổ chức Nông Lương (FAO) của Liên hợp quốc cuối tuần trước đã công bố một nghiên cứu, trong đó kêu gọi đẩy mạnh sản xuất lương thực và năng lượng, nhằm bảo đảm an ninh lương thực, năng lượng, đồng thời giảm nghèo đói ở các nước trên thế giới.
Nghiên cứu của FAO được hình thành trên cơ sở thực tế của các nước châu Phi, châu Á, Mỹ Latinh và một số nước phát triển, từ đó chỉ ra cách thức để khắc phục những hạn chế nhằm thúc đẩy sản xuất cây lương thực và năng lượng.
Ông Alexander Müller, Trợ lý Tổng Giám đốc Các Nguồn Tự nhiên của FAO, khẳng định: "Các hệ thống trang trại kết hợp phát triển cây lương thực và cây năng lượng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các khu vực nông thôn."
Một khi sản xuất lương thực và năng lượng của các nước được cải thiện, bài toán giá lương thực và năng lượng trên thế giới sẽ được giải đáp./.
Hữu Trung (TTXVN/Vietnam+)