Tiếp đà phiên trước, áp lực đè bán trên các mã cổ phiếu blue-chip tiếp tục tạo gánh nặng tâm lý lên các nhà đầu tư trong phiên hôm nay (20/4).
Đi ngược xu thế “nóng” bên ngoài thị trường bất động sản, trên sàn chứng khoán, mã cổ phiếu ngành này bị các tổ chức chào bán với số lượng lớn và hầu hết đều giảm giá so với tham chiếu.
Riêng trường hợp của VIC đã tách ra khỏi xu thế chung, duy trì sắc xanh nhờ dòng tiền từ khối nhà đầu tư nước ngoài.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng, tài chính tiếp tục trong tình trạng rất xấu. Bốn mã ngân hàng CTG, EIB, STB, VCB và cả loạt cổ phiếu ngành tài chính cùng giảm giá.
Các cổ phiếu được tranh mua, tăng trần trong phiên vẫn thuộc về các cổ phiếu thị giá thấp. MCG, HAP trở thành hai mã “hàng nóng”, có khối lượng giao dịch trên 1,3 triệu đơn vị mỗi mã.
Cá biệt là mã DQC, mặc dù lợi nhuận năm 2009 bị điều chỉnh lớn, nhưng vẫn giữ được mức tăng trần với khối lượng chuyển nhượng xấp xỉ cả triệu cổ phiếu.
Giới đầu tư trong nước đã không bị tác động nhiều bởi thông tin từ thị trường chứng khoán thế giới khi chỉ số Dow Jones Industrial đã thoát hiểm, trụ tại lại mốc 11.000 điểm sau khi để tuột trong ngày giao dịch cuối tuần trước.
Kết thúc phiên, VN-Index chấp nhận để mất 1,54 điểm quay về ngưỡng 515,2 điểm. Tổng giá trị giao dịch vẫn giữ ở mức khả quan, đạt 2.137,44 tỷ đồng. Tổng khối lượng chứng khoán giao dịch tương ứng là 58,67 triệu đơn vị.
Trên toàn sàn có 89 mã tăng giá, 101 mã giảm giá và 37 mã đứng giá.
Trái với sự yếu thế của VN-Index, bên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index vẫn giữ được đà tăng, do có sự mạnh tay của giới đầu cơ trên các dòng cổ phiếu giáo dục, truyền thông, bảo hiểm, dịch vụ công cộng…
Chốt phiên, HNX-Index tăng nhẹ 0,9 điểm lên mức 173,94 điểm. Thanh khoản rất cao, tổng khối lượng đạt tới 53,85 triệu đơn vị. Tổng giá trị tương ứng là 1.848,98 tỷ đồng.
Ở sàn UPCoM, giao dịch đang rất thuận lợi khi kết thúc đợt buổi sáng chỉ số UPCoM-Index giữ được mạch lên, sau khi tăng nhẹ 1,41 điểm và tạm dừng ở mức 46,14 điểm. Tổng khối lượng giao dịch lúc này đạt 227,68 nghìn cổ phiếu, giá trị tương ứng 3,27 tỷ đồng./.
Đi ngược xu thế “nóng” bên ngoài thị trường bất động sản, trên sàn chứng khoán, mã cổ phiếu ngành này bị các tổ chức chào bán với số lượng lớn và hầu hết đều giảm giá so với tham chiếu.
Riêng trường hợp của VIC đã tách ra khỏi xu thế chung, duy trì sắc xanh nhờ dòng tiền từ khối nhà đầu tư nước ngoài.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng, tài chính tiếp tục trong tình trạng rất xấu. Bốn mã ngân hàng CTG, EIB, STB, VCB và cả loạt cổ phiếu ngành tài chính cùng giảm giá.
Các cổ phiếu được tranh mua, tăng trần trong phiên vẫn thuộc về các cổ phiếu thị giá thấp. MCG, HAP trở thành hai mã “hàng nóng”, có khối lượng giao dịch trên 1,3 triệu đơn vị mỗi mã.
Cá biệt là mã DQC, mặc dù lợi nhuận năm 2009 bị điều chỉnh lớn, nhưng vẫn giữ được mức tăng trần với khối lượng chuyển nhượng xấp xỉ cả triệu cổ phiếu.
Giới đầu tư trong nước đã không bị tác động nhiều bởi thông tin từ thị trường chứng khoán thế giới khi chỉ số Dow Jones Industrial đã thoát hiểm, trụ tại lại mốc 11.000 điểm sau khi để tuột trong ngày giao dịch cuối tuần trước.
Kết thúc phiên, VN-Index chấp nhận để mất 1,54 điểm quay về ngưỡng 515,2 điểm. Tổng giá trị giao dịch vẫn giữ ở mức khả quan, đạt 2.137,44 tỷ đồng. Tổng khối lượng chứng khoán giao dịch tương ứng là 58,67 triệu đơn vị.
Trên toàn sàn có 89 mã tăng giá, 101 mã giảm giá và 37 mã đứng giá.
Trái với sự yếu thế của VN-Index, bên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index vẫn giữ được đà tăng, do có sự mạnh tay của giới đầu cơ trên các dòng cổ phiếu giáo dục, truyền thông, bảo hiểm, dịch vụ công cộng…
Chốt phiên, HNX-Index tăng nhẹ 0,9 điểm lên mức 173,94 điểm. Thanh khoản rất cao, tổng khối lượng đạt tới 53,85 triệu đơn vị. Tổng giá trị tương ứng là 1.848,98 tỷ đồng.
Ở sàn UPCoM, giao dịch đang rất thuận lợi khi kết thúc đợt buổi sáng chỉ số UPCoM-Index giữ được mạch lên, sau khi tăng nhẹ 1,41 điểm và tạm dừng ở mức 46,14 điểm. Tổng khối lượng giao dịch lúc này đạt 227,68 nghìn cổ phiếu, giá trị tương ứng 3,27 tỷ đồng./.
Linh Chi (Vietnam+)