Ngày 5/6, đoàn cán bộ Hội Khoa học và Sức khỏe cộng đồng của Hoa Kỳ thuộc Ban vận động cứu trợ các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam do bà Susan M. Schnall dẫn đầu đã có buổi thăm, làm việc tại Trung ương Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) tại Hà Nội.
Đoàn gồm các chuyên gia nghiên cứu y học, hóa học và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Một số thành viên trong đoàn đã có những bài báo phân tích về tác hại chất độc hóa học, trong đó có chất độc da cam, đăng tải trên báo chí Hoa Kỳ.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam Trần Xuân Thu hoan nghênh những đóng góp tích cực của Hội Khoa học và Sức khỏe cộng đồng cũng như các thành viên trong đoàn dành cho các nạn nhân da cam Việt Nam.
Ông cho biết nhân dân tiến bộ Hoa Kỳ, trong đó có nhiều nhà khoa học, đã lên tiếng ủng hộ cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam, đặc biệt là lên tiếng đòi ngừng phun rải chất độc hóa học ở Việt Nam trong thời gian chiến tranh. Các nạn nhân da cam Việt Nam hy vọng các nhà khoa học Hoa Kỳ tiếp tục ủng hộ về vật chất cũng như tinh thần trong cuộc đấu tranh vì công lý mà họ đang tiến hành.
Báo cáo khoa học từ phía Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam cho thấy mức độ ô nhiễm dioxin trong thời gian chiến tranh hóa học ở Việt Nam là mức ô nhiễm cao nhất thế giới. Đến nay, theo thời gian và điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, nồng độ dioxin đã giảm nhiều.
Tuy nhiên, các địa điểm là kho tàng của quân đội Hoa Kỳ trước đây vẫn đang tồn lưu dioxin nồng độ cao, trong đó có 3 điểm nóng là các sân bay Biên Hòa (Đồng Nai), Phù Cát (Bình Định) và Đà Nẵng.
Chính phủ đang tiến hành tiêu độc ở Biên Hòa bằng phương pháp chôn lấp tích cực 100.000m3 đất bị ô nhiễm với kinh phí 5 triệu USD.
Với sân bay Đà Nẵng, các đơn vị chức năng cũng đang phối hợp tiêu độc đất nhiễm dioxin theo phương pháp hấp giải nhiệt với chi phí 43 triệu USD. Tại sân bay Phù Cát, các lực lượng chức năng cũng đang tiến hành chôn lấp tiêu độc đất với sự hỗ trợ của Liên hợp quốc...
Giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Văn Nguyên, nguyên Phó Giám đốc Học viện Quân y cho biết Việt Nam đã có trung tâm tẩy độc cho các nạn nhân bằng phương pháp luyện tập, xông hơi kết hợp uống thảo dược cho hiệu quả cao.
Sau buổi làm việc tại Hà Nội, đoàn các nhà khoa học Hoa Kỳ dự kiến sẽ có buổi làm việc với Bộ Y tế, làm việc với Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế, thăm một số danh thắng ở Việt Nam./.
Đoàn gồm các chuyên gia nghiên cứu y học, hóa học và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Một số thành viên trong đoàn đã có những bài báo phân tích về tác hại chất độc hóa học, trong đó có chất độc da cam, đăng tải trên báo chí Hoa Kỳ.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam Trần Xuân Thu hoan nghênh những đóng góp tích cực của Hội Khoa học và Sức khỏe cộng đồng cũng như các thành viên trong đoàn dành cho các nạn nhân da cam Việt Nam.
Ông cho biết nhân dân tiến bộ Hoa Kỳ, trong đó có nhiều nhà khoa học, đã lên tiếng ủng hộ cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam, đặc biệt là lên tiếng đòi ngừng phun rải chất độc hóa học ở Việt Nam trong thời gian chiến tranh. Các nạn nhân da cam Việt Nam hy vọng các nhà khoa học Hoa Kỳ tiếp tục ủng hộ về vật chất cũng như tinh thần trong cuộc đấu tranh vì công lý mà họ đang tiến hành.
Báo cáo khoa học từ phía Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam cho thấy mức độ ô nhiễm dioxin trong thời gian chiến tranh hóa học ở Việt Nam là mức ô nhiễm cao nhất thế giới. Đến nay, theo thời gian và điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, nồng độ dioxin đã giảm nhiều.
Tuy nhiên, các địa điểm là kho tàng của quân đội Hoa Kỳ trước đây vẫn đang tồn lưu dioxin nồng độ cao, trong đó có 3 điểm nóng là các sân bay Biên Hòa (Đồng Nai), Phù Cát (Bình Định) và Đà Nẵng.
Chính phủ đang tiến hành tiêu độc ở Biên Hòa bằng phương pháp chôn lấp tích cực 100.000m3 đất bị ô nhiễm với kinh phí 5 triệu USD.
Với sân bay Đà Nẵng, các đơn vị chức năng cũng đang phối hợp tiêu độc đất nhiễm dioxin theo phương pháp hấp giải nhiệt với chi phí 43 triệu USD. Tại sân bay Phù Cát, các lực lượng chức năng cũng đang tiến hành chôn lấp tiêu độc đất với sự hỗ trợ của Liên hợp quốc...
Giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Văn Nguyên, nguyên Phó Giám đốc Học viện Quân y cho biết Việt Nam đã có trung tâm tẩy độc cho các nạn nhân bằng phương pháp luyện tập, xông hơi kết hợp uống thảo dược cho hiệu quả cao.
Sau buổi làm việc tại Hà Nội, đoàn các nhà khoa học Hoa Kỳ dự kiến sẽ có buổi làm việc với Bộ Y tế, làm việc với Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế, thăm một số danh thắng ở Việt Nam./.
Thanh Giang (TTXVN)