Đài tiếng nói nước Nga dẫn lời Tổng Giám đốc tập đoàn nhà nước Rosatom của Nga Sergey Kiriyenko khẳng định, trong 20 năm tới, tổng công suất điện hạt nhân trên thế giới sẽ tăng gấp đôi.
Tuy nhiên, ông Kiriyenko thừa nhận, trước đó những dự báo về tương lai phát triển của ngành công nghiệp này từng lạc quan hơn.
Sau vụ rò rỉ phóng xạ ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima tại Nhật Bản, một số lò phản ứng của châu Âu đã tạm thời ngừng hoạt động, trong khi lãnh đạo của nhiều nước đưa ra tuyên bố về khả năng từ chối sử dụng năng lượng nguyên tử.
Trên thực tế, chỉ có Đức là từ bỏ hoàn toàn việc sử dụng năng lượng hạt nhân, còn ở những nước khác trong Liên minh châu Âu (EU), các nhà lãnh đạo cam kết sẽ không xây thêm lò phản ứng mới sau khi những cơ sở hiện có hết thời hạn sử dụng.
Cố vấn Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu nguyên tử quốc gia, Kurchatov Nikolai Kukharkin cho biết, hai tháng sau sự cố ở Nhật Bản, Nga đã bắt đầu tiến hành cuộc kiểm tra khắt khe ở tất cả các cơ sở và nhà máy điện hạt nhân. Tuy nhiên, ông khẳng định không có chuyện từ bỏ năng lượng hạt nhân.
Chuyên viên đầu tư Andrei Rubinov tin chắc rằng, tai nạn ở Nhật Bản buộc tất cả phải suy nghĩ về sự cần thiết trong việc sử dụng an toàn năng lượng hạt nhân.
Ông Rubinov cho rằng, hiện điện hạt nhân trên toàn thế giới đã phát triển chậm lại, với một số lượng đáng kể các dự án sẽ bị hủy, nhất là ở Mỹ, nơi khá dễ dàng để thay thế bằng các nhà máy nhiệt điện sử dụng than.
Tính theo quy mô hiện tại thì lựa chọn đối trọng thay thế cho năng lượng hạt nhân thực sự là không nhiều, chỉ có hoặc dùng khí đốt hoặc dùng than. Tuy nhiên, nếu thiên về một trong hai nguồn này, các nước không nên quên yếu tố sinh thái-môi trường.
Lượng khí thải CO2 của các nhà máy điện dùng than cao hơn của các nhà máy dùng khí đốt nhiều lần, trong khi công suất lại thấp hơn đến hai lần.
Lượng khí thải từ các nhà máy dùng than là quá lớn, mặc dù công nghệ cho phép đốt than đủ sạch đang phát triển. Tuy nhiên, ở đây có vấn đề là nhà máy điện dùng than sạch đắt giá hơn nhiều so với nhà máy dùng khí đốt.
Hiện nay, nếu không kể đến các nhà máy thủy điện đang vận hành một cách hạn chế, thì phương án lựa chọn duy nhất là khí đốt, với Mỹ và châu Âu sẽ mở rộng sử dụng loại nhiên liệu này.
Thời gian gần đây, ở châu Âu, người ta bắt đầu nói về dầu phiến thạch như là nguồn năng lượng có lợi. Tuy nhiên, các nhà khoa học từ Cornell University (Mỹ) đã đi đến kết luận rằng, sử dụng loại nhiên liệu này gây ô nhiễm rất cao. Quá trình sản xuất điện dựa trên dầu phiến thạch sẽ thải ra khí metan độc hại.
Trong khi đó, Giám đốc Quỹ Phát triển năng lượng, Sergei Pikin nhận định, việc tính chuyện trông cậy vào các nguồn năng lượng tái sinh cũng là triển vọng xa vời. Về loại năng lượng này, tất nhiên trong tương lai sẽ có, nhưng không phải là triển vọng ngắn hạn. Chắc hẳn bước chuyển đổi hoạt động tích cực sẽ chỉ bắt đầu sau năm 2030.
Thực tế, các nước có nguồn dữ trữ nhiên liệu hoặc có khả năng nhận được nhiên liệu dành cho nhà máy điện hạt nhân trên cơ sở bền vững sẽ có độ bình ổn lớn về mặt giá điện so với những nước sử dụng khí đốt hoặc than đá, với mức giá thường xuyên biến động.
Nhiều chuyên viên cho rằng trong điều kiện hiện tại, khi nhu cầu tiêu thụ năng lượng tăng, các nước cần nâng cao độ an toàn tại các nhà máy điện hạt nhân và sử dụng năng lượng nguyên tử trên cơ sở gọi là các lò phản ứng nhanh.
Trong quá trình hoạt động, những lò phản ứng hiện đại này sẽ tạo ra neutron với số lượng lớn hơn. Điều này cho phép sử dụng hoàn toàn uranium tự nhiên và tăng sản lượng điện đến gần như hàng trăm lần. Ở Nga, các tổ máy với lò phản ứng neutron nhanh như thế được bố trí tại máy điện hạt nhân Beloyarsk./.
Tuy nhiên, ông Kiriyenko thừa nhận, trước đó những dự báo về tương lai phát triển của ngành công nghiệp này từng lạc quan hơn.
Sau vụ rò rỉ phóng xạ ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima tại Nhật Bản, một số lò phản ứng của châu Âu đã tạm thời ngừng hoạt động, trong khi lãnh đạo của nhiều nước đưa ra tuyên bố về khả năng từ chối sử dụng năng lượng nguyên tử.
Trên thực tế, chỉ có Đức là từ bỏ hoàn toàn việc sử dụng năng lượng hạt nhân, còn ở những nước khác trong Liên minh châu Âu (EU), các nhà lãnh đạo cam kết sẽ không xây thêm lò phản ứng mới sau khi những cơ sở hiện có hết thời hạn sử dụng.
Cố vấn Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu nguyên tử quốc gia, Kurchatov Nikolai Kukharkin cho biết, hai tháng sau sự cố ở Nhật Bản, Nga đã bắt đầu tiến hành cuộc kiểm tra khắt khe ở tất cả các cơ sở và nhà máy điện hạt nhân. Tuy nhiên, ông khẳng định không có chuyện từ bỏ năng lượng hạt nhân.
Chuyên viên đầu tư Andrei Rubinov tin chắc rằng, tai nạn ở Nhật Bản buộc tất cả phải suy nghĩ về sự cần thiết trong việc sử dụng an toàn năng lượng hạt nhân.
Ông Rubinov cho rằng, hiện điện hạt nhân trên toàn thế giới đã phát triển chậm lại, với một số lượng đáng kể các dự án sẽ bị hủy, nhất là ở Mỹ, nơi khá dễ dàng để thay thế bằng các nhà máy nhiệt điện sử dụng than.
Tính theo quy mô hiện tại thì lựa chọn đối trọng thay thế cho năng lượng hạt nhân thực sự là không nhiều, chỉ có hoặc dùng khí đốt hoặc dùng than. Tuy nhiên, nếu thiên về một trong hai nguồn này, các nước không nên quên yếu tố sinh thái-môi trường.
Lượng khí thải CO2 của các nhà máy điện dùng than cao hơn của các nhà máy dùng khí đốt nhiều lần, trong khi công suất lại thấp hơn đến hai lần.
Lượng khí thải từ các nhà máy dùng than là quá lớn, mặc dù công nghệ cho phép đốt than đủ sạch đang phát triển. Tuy nhiên, ở đây có vấn đề là nhà máy điện dùng than sạch đắt giá hơn nhiều so với nhà máy dùng khí đốt.
Hiện nay, nếu không kể đến các nhà máy thủy điện đang vận hành một cách hạn chế, thì phương án lựa chọn duy nhất là khí đốt, với Mỹ và châu Âu sẽ mở rộng sử dụng loại nhiên liệu này.
Thời gian gần đây, ở châu Âu, người ta bắt đầu nói về dầu phiến thạch như là nguồn năng lượng có lợi. Tuy nhiên, các nhà khoa học từ Cornell University (Mỹ) đã đi đến kết luận rằng, sử dụng loại nhiên liệu này gây ô nhiễm rất cao. Quá trình sản xuất điện dựa trên dầu phiến thạch sẽ thải ra khí metan độc hại.
Trong khi đó, Giám đốc Quỹ Phát triển năng lượng, Sergei Pikin nhận định, việc tính chuyện trông cậy vào các nguồn năng lượng tái sinh cũng là triển vọng xa vời. Về loại năng lượng này, tất nhiên trong tương lai sẽ có, nhưng không phải là triển vọng ngắn hạn. Chắc hẳn bước chuyển đổi hoạt động tích cực sẽ chỉ bắt đầu sau năm 2030.
Thực tế, các nước có nguồn dữ trữ nhiên liệu hoặc có khả năng nhận được nhiên liệu dành cho nhà máy điện hạt nhân trên cơ sở bền vững sẽ có độ bình ổn lớn về mặt giá điện so với những nước sử dụng khí đốt hoặc than đá, với mức giá thường xuyên biến động.
Nhiều chuyên viên cho rằng trong điều kiện hiện tại, khi nhu cầu tiêu thụ năng lượng tăng, các nước cần nâng cao độ an toàn tại các nhà máy điện hạt nhân và sử dụng năng lượng nguyên tử trên cơ sở gọi là các lò phản ứng nhanh.
Trong quá trình hoạt động, những lò phản ứng hiện đại này sẽ tạo ra neutron với số lượng lớn hơn. Điều này cho phép sử dụng hoàn toàn uranium tự nhiên và tăng sản lượng điện đến gần như hàng trăm lần. Ở Nga, các tổ máy với lò phản ứng neutron nhanh như thế được bố trí tại máy điện hạt nhân Beloyarsk./.
(TTXVN/Vietnam+)