Bình an trước sóng thần

Nhà máy ở Onagawa bình an trước sóng thần 17m

Khác với Fukushima số 1, Nhà máy điện hạt nhân Onagawa của Nhật Bản vẫn bình an cho dù cũng phải hứng chịu bức tường nước cao 17m.
Vào thời điểm xảy ra trận động đất Đông Nhật Bản hôm 11/3, Nhà máy điện hạt nhânOnagawa của Công ty Điện lực Đông Bắc (TEP) nằm ở thị trấn Onagawa, thành phốIshinomaki, tỉnh Miyagi (Đông Bắc Nhật Bản) cũng hứng chịu sức tàn phá khủngkhiếp của sóng thần với cường độ tương đương với Nhà máy điện Fukushima 1 songkhông chịu thiệt hại lớn như Fukushima 1.

Bài phân tích trên mạng tin Asahi Shimbun ngày 31/3 đã chỉ ra những điểm khácbiệt cơ bản giữa hai trường hợp trên.

Nằm ven Thái Bình Dương cách Fukushima 1 khoảng 120km về phía Bắc, nhà máyOnagawa có ba lò phản ứng. Theo kết quả điều tra mới công bố, cơn sóng thần hôm11/3 tấn công nhà máy Fukushima 1 có chiều cao 14m trong khi cơn sóng thần nhằmvào Onagawa là một bức tường nước 17m. Trong số 3 lò của Onagawa, nước biển đãtràn vào trong và làm ngập toàn bộ tầng ngầm thứ 3 của lò số 2 nhưng nguồn điệnlàm mát lò này vẫn không hề hấn gì.

Theo chuẩn an toàn thiết kế của nhà máy Onagawa, nhà máy này vẫn hoạt động bìnhthường nếu chiều cao tối đa của sóng thần là 9m. Và theo lý thuyết, nếu sóngthần vượt quá 9m thì mức độ ảnh hưởng cũng tương đương với Fukushima 1. Thếnhưng, Onagawa vẫn bình an vô sự.

Nhắc đến nguyên nhân khiến Onagawa vẫn đứng vững sau thiên tai, TEP có nêu:“Tình hình cụ thể của nhà máy hiện vẫn đang được xác định nhưng chính thiết kếdôi dư được đánh giá là vấn đề mấu chốt.”

Quan niệm về thiết kế “dôi dư,” theo cách nói của TEP, nằm ở chiều cao của thápchứa lò phản ứng so với mực nước biển. Chiều cao tiêu chuẩn của các tòa nhà nàyđạt tới 14,8m, cao hơn Nhà máy Fukushima 1 với 10m.

Sau khi sóng thần tấn công lò số 2, nhà máy Onagawa thường chuyển sang vận hànhnguồn điện khẩn cấp sau khi một hệ thống làm lạnh bị hư hại do nước xâm nhập vàobể làm mát. Và chính chiều cao của nguồn điện khẩn cấp so với mực nước biển đãgiúp lò số 2 của nhà máy này thoát khỏi số phận như các lò ở nhà máy Fukushimasố 1.

Ngoài ra, một trong những điểm mấu chốt khiến Onagawa không cùng chung số phậnvới Fukushima 1 là nhà máy này không mất đi nguồn điện ngoài. Theo TEP, trong sốhai hệ thống đường dây nối với nhà máy, một nhánh bị đứt do ảnh hưởng của trậnđộng đất nhưng vẫn còn một nhánh còn lại tiếp tục hoạt động và cung cấp điện chonhà máy. Lò phản ứng số 1 của nhà máy đã không sử dụng nguồn điện ngoài do bịhỏng bộ biến áp nhưng vẫn được duy trì nhờ hoạt động của lò số 2 và số 3.

Trong khi đó, liên quan đến sự cố mất nguồn điện ngoài của nhà máy Fukushima số1, Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) giải thích là “do cột điện bị đổ.” Như vậy, vềthiết kế xây dựng, Fukushima 1 có nhiều điểm yếu so với Onagawa.

Thông thường, liên quan đến thiết kế chống sóng thần, việc xây dựng nhà máy caohơn so với mực nước biển không hề là câu chuyện giản đơn. Để làm mát một lượnglớn nước đi ra từ tuốcbin thì nhà máy đương nhiên phải xây dựng gần với mực nướcbiển.

Hơn nữa, việc vận chuyển bằng đường biển các thiết bị có kích thước lớn nặnghàng tấn như các thanh nhiên liệu hay bể chứa thanh nhiên liệu diễn ra thườngxuyên và nếu chiều cao tiêu chuẩn của nhà máy càng lớn bao nhiêu so với mức nướcbiển thì càng gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động tác nghiệp tại nhà máy.

Tuy nhiên, Onagawa đã khắc phục được rất tốt điểm yếu này và chính cái “thừa” và“nhược điểm” trong thiết kế lại vô hình trung trở thành điểm mạnh giúp Onagawađứng vững trước thảm họa thiên nhiên hôm 11/3.

Giáo sư danh dự Khoa Lò phản ứng thuộc Đại học Osaka, ông Miyazaki Keiji, chobiết: “Điểm quan trọng nhất là cần xây dựng nhà máy trên một nền đất mắcma caovà vững chắc. Ở Nhật Bản, chiều cao của bể chứa lò phản ứng tại nhiều nhà máyđiện vẫn rất muôn hình muôn vẻ và cũng tùy thuộc vào sự kiên cố của công trìnhđược đặt trên một nền móng thích hợp”./.

Cao Phong (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục