Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 10, sáng 14/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến lần đầu về dự án Luật phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai.
Trình bày Tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết, dự thảo gồm 5 chương, 46 điều, quy định về hoạt động phòng chống thiên tai, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động phòng chống thiên tai, quản lý nhà nước và nguồn lực bảo đảm việc thực hiện phòng chống thiên tai.
Dự thảo luật cũng quy định rõ 6 nguyên tắc cơ bản trong hoạt động phòng chống thiên tai. Đồng thời, quy định rõ Nhà nước khuyến khích và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, áp dụng khoa học công nghệ và chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống thiên tai; có chính sách hỗ trợ các đối tượng bị thiệt hại do thiên tai; khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động bảo hiểm thiên tai; đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia và hỗ trợ địa phương xây dựng công trình phòng chống thiên tai.
Thẩm tra dự án Luật, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhất trí sự cần thiết ban hành Luật nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý đối với hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai; tăng cường quản lý nhà nước, hiệu quả hoạt động phòng, chống thiên tai, góp phần phát triển bền vững kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh-quốc phòng.
Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cũng nhấn mạnh thêm, việc ban hành Luật góp phần nội luật hóa các quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và thể hiện rõ quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước trong công tác phòng chống thiên tai từ tập trung vào việc ứng phó sang phòng ngừa và quản lý rủi ro thiên tai theo quá trình và hướng dẫn của luật pháp quốc tế.
Các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều cơ bản tán thành quan điểm, chủ trương và sự cần thiết ban hành Luật, nhất là trong bối cảnh diễn biến thiên tai và thời tiết ngày càng có nhiều biểu hiện bất thường và phức tạp hơn như hiện nay, tác động lớn đến đời sống kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, dự thảo có nhiều điều khoản quy định còn chung chung, không dẫn chiếu hoặc quy định không rõ, dễ dẫn đến khó thực hiện hoặc hướng dẫn thực hiện tùy tiện; quy định trách nhiệm của các cơ quan chưa được rõ, chưa nhất quán, thiếu khả thi. Ban soạn thảo cần rà soát, nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi cụ thể hơn một số quy định, dẫn chiếu đến các văn bản pháp luật có liên quan để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, nâng cao tính khả thi của Luật.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách Phùng Quốc Hiển, còn nhiều điều khoản trong dự thảo Luật mang tính chất “kể việc,” “liệt kê” mà chưa có chế tài cụ thể, biện pháp xử lý như thế nào, ai chịu trách nhiệm; một số điều khoản trùng với quy định của các Luật khác. Chưa đồng tình với quy định về Quỹ phòng chống thiên tai, ông Phùng Quốc Hiển cho rằng, việc này khiến cho nguồn lực quốc gia bị phân tán và không có hiệu quả cao. Mặt khác, cũng không thể giao cho Chính phủ quy định cụ thể mà phải do Quốc hội quyết định và đưa ngay vào Luật.
Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Nguyễn Kim Khoa, việc thành lập Quỹ là cần thiết vì trong những trường hợp xảy ra động đất, sóng thần, bão, có nhiều tổ chức, cá nhân ủng hộ, cứu trợ, cũng cần có nơi quản lý cho chặt chẽ, minh bạch, rõ ràng. Nhiều ý kiến khác cũng cho rằng, cần chỉnh sửa cho chặt chẽ, quy định việc thành lập, cơ chế đóng góp, miễn giảm, quản lý và sử dụng Quỹ phòng chống thiên tai sát thực tiễn, khả thi; công bố minh bạch và công khai; làm rõ hơn khoản đóng góp bắt buộc của cá nhân, tổ chức là phí hay thuế.
Đề cập vai trò của lực lượng vũ trang, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Nguyễn Kim Khoa đồng tình với thẩm tra của Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường, cần xác định Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo, không thể chỉ “hỗ trợ” trong phòng chống thiên tai, nhất là trong việc xây dựng năng lực quan trắc, dự báo, cảnh báo thiên tai, huy động nguồn lực, tổ chức các hoạt động cứu hộ, cứu nạn và khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra, hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai, bồi thường thiệt hại cho người dân tham gia phòng chống thiên tai.
Theo ông Nguyễn Kim Khoa, Nhà nước phải có trách nhiệm về công tác bảo vệ tài sản và tính mạng của nhân dân trước thảm họa thiên nhiên, “nếu Nhà nước chỉ hỗ trợ thì không biết ai là chính trong việc này.” Đồng tình với ý kiến này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị Luật cần quy định rõ: Nhà nước phải đóng vai trò trách nhiệm chủ đạo, là chủ thể chính đứng ra tổ chức, huy động lực lượng, nguồn lực, chứ không thể chỉ hỗ trợ.
Tán thành với ý kiến của ông Phùng Quốc Hiển, ông Nguyễn Kim Khoa nhấn mạnh, Luật này cần xác định rõ vai trò, cơ chế trách nhiệm, chế tài xử lý vi phạm của người đứng đầu tổ chức đối với công tác phòng chống thiên tai. Đồng thời, lực lượng vũ trang cần được xác định là nòng cốt, coi đây là một trong những nhiệm vụ chiến đấu. Như vậy, mới xác định được cơ chế đầu tư, công tác huấn luyện, chuẩn bị phương án để tránh bị động.
Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai đề nghị cụ thể hóa hơn nữa các quy định trong Luật, đặc biệt là việc phân trách nhiệm theo cấp độ từ Trung ương đến địa phương, đồng thời có chế tài xử lý rõ ràng. Bà Trương Thị Mai cũng đồng tình, về quản lý nhà nước, nếu chỉ xác định vai trò của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là chưa đủ mà cần huy động toàn bộ lực lượng, cơ quan, tổ chức, cá nhân; trong đó, có vai trò của các Bộ: Tài nguyên Môi trường, Lao động Thương binh và Xã hội, Quốc phòng, Công an; các tổ chức: Chữ thập đỏ, Mặt trận Tổ quốc. Mặt khác, cần có cơ chế phối hợp khẩn cấp, nhanh gọn và quyết liệt; xác lập địa bàn trọng điểm, khu vực trọng điểm.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, thiên tai có tính chất liên vùng, do đó, mối liên hệ, tương tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa các vùng miền như thế nào cũng cần phải tính đến.
Về nguồn tài chính, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, phải xác định nguồn lực nhà nước là chính, đầu tư đúng, đủ, kịp thời để khắc phục những bất cập, hạn chế như hiện nay. Hiện nay, lực lượng, công cụ, phương tiện chuyên dụng còn rất thiếu, chưa nói đến các thiết bị quan trắc, dự báo, công nghệ, khoa học kỹ thuật. Do đó, đầu tư ngân sách là cần thiết. Trách nhiệm của chính quyền các cấp cũng cần được làm rõ, cụ thể hơn để tránh lúng túng khi thực hiện; bổ sung thêm quy định về xử lý vi phạm./.
Trình bày Tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết, dự thảo gồm 5 chương, 46 điều, quy định về hoạt động phòng chống thiên tai, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động phòng chống thiên tai, quản lý nhà nước và nguồn lực bảo đảm việc thực hiện phòng chống thiên tai.
Dự thảo luật cũng quy định rõ 6 nguyên tắc cơ bản trong hoạt động phòng chống thiên tai. Đồng thời, quy định rõ Nhà nước khuyến khích và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, áp dụng khoa học công nghệ và chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống thiên tai; có chính sách hỗ trợ các đối tượng bị thiệt hại do thiên tai; khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động bảo hiểm thiên tai; đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia và hỗ trợ địa phương xây dựng công trình phòng chống thiên tai.
Thẩm tra dự án Luật, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhất trí sự cần thiết ban hành Luật nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý đối với hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai; tăng cường quản lý nhà nước, hiệu quả hoạt động phòng, chống thiên tai, góp phần phát triển bền vững kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh-quốc phòng.
Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cũng nhấn mạnh thêm, việc ban hành Luật góp phần nội luật hóa các quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và thể hiện rõ quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước trong công tác phòng chống thiên tai từ tập trung vào việc ứng phó sang phòng ngừa và quản lý rủi ro thiên tai theo quá trình và hướng dẫn của luật pháp quốc tế.
Các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều cơ bản tán thành quan điểm, chủ trương và sự cần thiết ban hành Luật, nhất là trong bối cảnh diễn biến thiên tai và thời tiết ngày càng có nhiều biểu hiện bất thường và phức tạp hơn như hiện nay, tác động lớn đến đời sống kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, dự thảo có nhiều điều khoản quy định còn chung chung, không dẫn chiếu hoặc quy định không rõ, dễ dẫn đến khó thực hiện hoặc hướng dẫn thực hiện tùy tiện; quy định trách nhiệm của các cơ quan chưa được rõ, chưa nhất quán, thiếu khả thi. Ban soạn thảo cần rà soát, nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi cụ thể hơn một số quy định, dẫn chiếu đến các văn bản pháp luật có liên quan để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, nâng cao tính khả thi của Luật.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách Phùng Quốc Hiển, còn nhiều điều khoản trong dự thảo Luật mang tính chất “kể việc,” “liệt kê” mà chưa có chế tài cụ thể, biện pháp xử lý như thế nào, ai chịu trách nhiệm; một số điều khoản trùng với quy định của các Luật khác. Chưa đồng tình với quy định về Quỹ phòng chống thiên tai, ông Phùng Quốc Hiển cho rằng, việc này khiến cho nguồn lực quốc gia bị phân tán và không có hiệu quả cao. Mặt khác, cũng không thể giao cho Chính phủ quy định cụ thể mà phải do Quốc hội quyết định và đưa ngay vào Luật.
Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Nguyễn Kim Khoa, việc thành lập Quỹ là cần thiết vì trong những trường hợp xảy ra động đất, sóng thần, bão, có nhiều tổ chức, cá nhân ủng hộ, cứu trợ, cũng cần có nơi quản lý cho chặt chẽ, minh bạch, rõ ràng. Nhiều ý kiến khác cũng cho rằng, cần chỉnh sửa cho chặt chẽ, quy định việc thành lập, cơ chế đóng góp, miễn giảm, quản lý và sử dụng Quỹ phòng chống thiên tai sát thực tiễn, khả thi; công bố minh bạch và công khai; làm rõ hơn khoản đóng góp bắt buộc của cá nhân, tổ chức là phí hay thuế.
Đề cập vai trò của lực lượng vũ trang, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Nguyễn Kim Khoa đồng tình với thẩm tra của Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường, cần xác định Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo, không thể chỉ “hỗ trợ” trong phòng chống thiên tai, nhất là trong việc xây dựng năng lực quan trắc, dự báo, cảnh báo thiên tai, huy động nguồn lực, tổ chức các hoạt động cứu hộ, cứu nạn và khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra, hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai, bồi thường thiệt hại cho người dân tham gia phòng chống thiên tai.
Theo ông Nguyễn Kim Khoa, Nhà nước phải có trách nhiệm về công tác bảo vệ tài sản và tính mạng của nhân dân trước thảm họa thiên nhiên, “nếu Nhà nước chỉ hỗ trợ thì không biết ai là chính trong việc này.” Đồng tình với ý kiến này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị Luật cần quy định rõ: Nhà nước phải đóng vai trò trách nhiệm chủ đạo, là chủ thể chính đứng ra tổ chức, huy động lực lượng, nguồn lực, chứ không thể chỉ hỗ trợ.
Tán thành với ý kiến của ông Phùng Quốc Hiển, ông Nguyễn Kim Khoa nhấn mạnh, Luật này cần xác định rõ vai trò, cơ chế trách nhiệm, chế tài xử lý vi phạm của người đứng đầu tổ chức đối với công tác phòng chống thiên tai. Đồng thời, lực lượng vũ trang cần được xác định là nòng cốt, coi đây là một trong những nhiệm vụ chiến đấu. Như vậy, mới xác định được cơ chế đầu tư, công tác huấn luyện, chuẩn bị phương án để tránh bị động.
Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai đề nghị cụ thể hóa hơn nữa các quy định trong Luật, đặc biệt là việc phân trách nhiệm theo cấp độ từ Trung ương đến địa phương, đồng thời có chế tài xử lý rõ ràng. Bà Trương Thị Mai cũng đồng tình, về quản lý nhà nước, nếu chỉ xác định vai trò của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là chưa đủ mà cần huy động toàn bộ lực lượng, cơ quan, tổ chức, cá nhân; trong đó, có vai trò của các Bộ: Tài nguyên Môi trường, Lao động Thương binh và Xã hội, Quốc phòng, Công an; các tổ chức: Chữ thập đỏ, Mặt trận Tổ quốc. Mặt khác, cần có cơ chế phối hợp khẩn cấp, nhanh gọn và quyết liệt; xác lập địa bàn trọng điểm, khu vực trọng điểm.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, thiên tai có tính chất liên vùng, do đó, mối liên hệ, tương tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa các vùng miền như thế nào cũng cần phải tính đến.
Về nguồn tài chính, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, phải xác định nguồn lực nhà nước là chính, đầu tư đúng, đủ, kịp thời để khắc phục những bất cập, hạn chế như hiện nay. Hiện nay, lực lượng, công cụ, phương tiện chuyên dụng còn rất thiếu, chưa nói đến các thiết bị quan trắc, dự báo, công nghệ, khoa học kỹ thuật. Do đó, đầu tư ngân sách là cần thiết. Trách nhiệm của chính quyền các cấp cũng cần được làm rõ, cụ thể hơn để tránh lúng túng khi thực hiện; bổ sung thêm quy định về xử lý vi phạm./.
Thanh Hòa (TTXVN)