Ngày 5/1/2012, cuộc hội ngộ văn nghệ sĩ nhân lễ "Khánh thành Nhà lưu niệm Nhà văn Kim Lân" đã diễn ra tại Hà Nội. Người chủ trì cuộc gặp gỡ của nhiều văn nghệ sĩ Hà thành này là con gái cả của nhà văn Kim Lân-nữ họa sĩ Nguyễn Thị Hiền.
Trong một buổi sáng trời rất lạnh nhưng cuộc hội ngộ đã diễn ra trong không khí thật ấm cúng, bởi tình cảm của nhiều thế hệ văn nghệ sĩ trong các lĩnh vực văn học, điện ảnh, hội họa, sân khấu, âm nhạc.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Hồ Quang Lợi-Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội nhận định: “Gia tài sáng tác của nhà văn Kim Lân không thật nhiều về số lượng nhưng là tinh hoa quý báu. Hầu hết các tác phẩm của ông đều trụ lại với thời gian."
Ông Lợi phân tích, làng quê trong văn Kim Lân ăm ắp trải nghiệm, tinh sạch, hấp dẫn. Trong điện ảnh, Kim Lân cũng chiếm được trí nhớ của khán giả. Ông trở thành ước mơ của các nghệ sĩ điện ảnh cho dù ông không tham gia vào nhiều vai diễn. Với vai Lão Hạc, ông đã ở lại trong tâm trí người xem và chứng tỏ sự tinh đời của người đạo diễn đã chọn ông vào vai này. Trong cuộc sống và sáng tạo, Kim Lân luôn đau đáu chữ tâm… Kim Lân có tình bạn với nhiều họa sĩ, nghệ sĩ lớn và điều đó thể hiện tầm vóc của ông. Kim Lân vẫn sống qua bao năm tháng với hồn làng, văn hóa làng thấm đẫm trong trang văn. Ông đã làm rạng rỡ cho văn hóa Việt Nam.
Nhà thơ Hữu Thỉnh-Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam thì nhận xét: "Văn Kim Lân luôn mang đậm hồn quê, sự kế tục ngôn ngữ, phong tục của người Việt. Ông là một trong những nhà văn đầu tiên tham gia tổ chức Văn hóa cứu quốc. Trong Hội Nhà văn Việt Nam, nhà văn Kim Lân đã có công lao xây dựng Hội Nhà văn Việt Nam bằng công việc xây dựng các thế hệ nhà văn tiếp nối."
Theo tiến sĩ văn học Chu Văn Sơn, nhà văn Nguyễn Tuân và nhà văn Kim Lân tiêu biểu cho hai mẫu nghệ sĩ phổ biến. Nguyễn Tuân cầu kỳ, Kim Lân bình dị. Hai ông là những nhà văn lớn, là hai hiện tượng điển hình và không thể thay thế mà bổ sung cho nhau. Cũng viết về thú chơi phong lưu như Nguyễn Tuân, nhưng Kim Lân viết về thú chơi phong lưu gắn liền với người thôn dân (nhà văn gọi là “phong lưu đồng ruộng”). Nguyễn Tuân và Kim Lân giống như đối trọng, làm phong phú nền văn học hiện đại Việt Nam.
Tiến sĩ Chu Văn Sơn cho biết, ông sẽ chuyển các công trình nghiên cứu về Kim Lân cho Nhà lưu niệm của nhà văn.
Họa sĩ Nguyễn Thị Hiền xúc động với những tình cảm mà các văn nghệ sĩ đã dành cho nhà văn Kim Lân và hồi tưởng lời cha dặn: “Các con có đứa thành tài, nổi tiếng, giàu có hay có đứa nghèo khó, không tên tuổi, thì thành công hay thất bại, các con hãy luôn nhớ, các con có thể là người bình thường trong xã hội, nhưng các con không bao giờ được là người tầm thường và các con phải là người tử tế.”
Chị Hiền bộc bạch, nhà lưu niệm tại địa chỉ số 35 ngõ 424 đường Trần Khát Chân, Hà Nội sẽ là nơi lưu giữ những kỷ vật của cha tôi ghi dấu về cuộc đời thanh bạch mà giàu có, vô cầu, không bon chen, không bán văn vì danh, vì tiền, một nhân cách sống, một tài hoa, một người tử tế để chúng tôi noi theo. Cha tôi đã sống một cuộc đời vượt ngưỡng tin yêu, và tôi tin, nghệ thuật cùng tình yêu một liên tài là không giới hạn.
Nhà văn Hữu Thỉnh đã nói: "Gia đình nhà văn đã làm thay Hội Nhà văn Việt Nam việc xây dựng Nhà lưu niệm. Đây không phải là chữ 'hiếu' của con với cha mà là chữ hiếu của những người văn nghệ sĩ thế hệ sau với người có công lớn thuộc thế hệ đi trước. Chữ 'hiếu' hiểu như vậy lớn lao hơn nhiều. Chúng tôi coi đây là chi nhánh của Bảo tàng Văn học Việt Nam. Và Hội Nhà văn Việt Nam sẽ bảo trợ nhà lưu niệm này, mong sao ngày càng có thêm nhiều những sưu tầm mới về nhà văn Kim Lân được bổ sung."/.
Trong một buổi sáng trời rất lạnh nhưng cuộc hội ngộ đã diễn ra trong không khí thật ấm cúng, bởi tình cảm của nhiều thế hệ văn nghệ sĩ trong các lĩnh vực văn học, điện ảnh, hội họa, sân khấu, âm nhạc.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Hồ Quang Lợi-Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội nhận định: “Gia tài sáng tác của nhà văn Kim Lân không thật nhiều về số lượng nhưng là tinh hoa quý báu. Hầu hết các tác phẩm của ông đều trụ lại với thời gian."
Ông Lợi phân tích, làng quê trong văn Kim Lân ăm ắp trải nghiệm, tinh sạch, hấp dẫn. Trong điện ảnh, Kim Lân cũng chiếm được trí nhớ của khán giả. Ông trở thành ước mơ của các nghệ sĩ điện ảnh cho dù ông không tham gia vào nhiều vai diễn. Với vai Lão Hạc, ông đã ở lại trong tâm trí người xem và chứng tỏ sự tinh đời của người đạo diễn đã chọn ông vào vai này. Trong cuộc sống và sáng tạo, Kim Lân luôn đau đáu chữ tâm… Kim Lân có tình bạn với nhiều họa sĩ, nghệ sĩ lớn và điều đó thể hiện tầm vóc của ông. Kim Lân vẫn sống qua bao năm tháng với hồn làng, văn hóa làng thấm đẫm trong trang văn. Ông đã làm rạng rỡ cho văn hóa Việt Nam.
Nhà thơ Hữu Thỉnh-Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam thì nhận xét: "Văn Kim Lân luôn mang đậm hồn quê, sự kế tục ngôn ngữ, phong tục của người Việt. Ông là một trong những nhà văn đầu tiên tham gia tổ chức Văn hóa cứu quốc. Trong Hội Nhà văn Việt Nam, nhà văn Kim Lân đã có công lao xây dựng Hội Nhà văn Việt Nam bằng công việc xây dựng các thế hệ nhà văn tiếp nối."
Theo tiến sĩ văn học Chu Văn Sơn, nhà văn Nguyễn Tuân và nhà văn Kim Lân tiêu biểu cho hai mẫu nghệ sĩ phổ biến. Nguyễn Tuân cầu kỳ, Kim Lân bình dị. Hai ông là những nhà văn lớn, là hai hiện tượng điển hình và không thể thay thế mà bổ sung cho nhau. Cũng viết về thú chơi phong lưu như Nguyễn Tuân, nhưng Kim Lân viết về thú chơi phong lưu gắn liền với người thôn dân (nhà văn gọi là “phong lưu đồng ruộng”). Nguyễn Tuân và Kim Lân giống như đối trọng, làm phong phú nền văn học hiện đại Việt Nam.
Tiến sĩ Chu Văn Sơn cho biết, ông sẽ chuyển các công trình nghiên cứu về Kim Lân cho Nhà lưu niệm của nhà văn.
Họa sĩ Nguyễn Thị Hiền xúc động với những tình cảm mà các văn nghệ sĩ đã dành cho nhà văn Kim Lân và hồi tưởng lời cha dặn: “Các con có đứa thành tài, nổi tiếng, giàu có hay có đứa nghèo khó, không tên tuổi, thì thành công hay thất bại, các con hãy luôn nhớ, các con có thể là người bình thường trong xã hội, nhưng các con không bao giờ được là người tầm thường và các con phải là người tử tế.”
Chị Hiền bộc bạch, nhà lưu niệm tại địa chỉ số 35 ngõ 424 đường Trần Khát Chân, Hà Nội sẽ là nơi lưu giữ những kỷ vật của cha tôi ghi dấu về cuộc đời thanh bạch mà giàu có, vô cầu, không bon chen, không bán văn vì danh, vì tiền, một nhân cách sống, một tài hoa, một người tử tế để chúng tôi noi theo. Cha tôi đã sống một cuộc đời vượt ngưỡng tin yêu, và tôi tin, nghệ thuật cùng tình yêu một liên tài là không giới hạn.
Nhà văn Hữu Thỉnh đã nói: "Gia đình nhà văn đã làm thay Hội Nhà văn Việt Nam việc xây dựng Nhà lưu niệm. Đây không phải là chữ 'hiếu' của con với cha mà là chữ hiếu của những người văn nghệ sĩ thế hệ sau với người có công lớn thuộc thế hệ đi trước. Chữ 'hiếu' hiểu như vậy lớn lao hơn nhiều. Chúng tôi coi đây là chi nhánh của Bảo tàng Văn học Việt Nam. Và Hội Nhà văn Việt Nam sẽ bảo trợ nhà lưu niệm này, mong sao ngày càng có thêm nhiều những sưu tầm mới về nhà văn Kim Lân được bổ sung."/.
Nguyễn Anh (Vietnam+)