Chiều 24/2, Dàn nhạc giao hưởng Berliner Symphoniker đã lần đầu công diễn nhạc phẩm "Thánh Gióng" tại nhà hát Philharmonie ở Berlin.
Đại sứ Việt Nam tại Đức Nguyễn Thị Hoàng Anh cùng nhiều người Việt và đông đảo khán thính giả Đức đã tới tham dự buổi công diễn này.
Bất cứ một người Việt Nam nào, ai cũng biết tới Thánh Gióng, hay Phù Đổng Thiên Vương, một trong "Tứ bất tử" - bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng Việt Nam, tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm và sức mạnh tuổi trẻ.
Nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên, sự tích này được vinh danh bằng một nhạc phẩm được viết cho dàn nhạc giao hưởng, vốn có truyền thống ở châu Âu, nhưng có sự kết hợp với đàn bầu, một nhạc cụ truyền thống chỉ có duy nhất ở Việt Nam.
Ý tưởng dàn dựng tiết mục "Thánh Gióng" nảy sinh, khi Chỉ huy trưởng Lior Shambadal và dàn nhạc Berliner Symphiniker sang biểu diễn ở Hà Nội tháng 7/2012 và sau đó vào thăm Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Shambadal đã rất tò mò khi nhìn thấy bức tượng Phù Đổng Thiên Vương và được Lê Ngọc Anh Kiệt - nghệ sỹ violin người Việt trong dàn nhạc kể về huyền thoại Thánh Gióng.
Nhạc phẩm "Thánh Gióng" do nhạc sỹ Tôn Thất An sáng tác. Nhạc sỹ Tôn Thất An sinh năm 1971 tại Paris, được đào tạo âm nhạc tại trường đại học danh tiếng Sorbonne tại Paris. Hiện nay, nhạc sỹ Tôn Thất An sống và làm việc tại Đài Loan, anh đã viết nhiều nhạc phẩm cho các điệu múa đương đại và nhạc phim...
Nghệ sỹ Hiền Năng (Frankfurt/M.) biểu diễn đàn bầu và bằng những kỹ thuật điêu luyện, hai nghệ sỹ nhào lộn Huỳnh Dinh và Vân Anh (Paris) đã làm cho huyền thoại Thánh Gióng thêm sống động.
Trong phần hai của chương trình, dàn nhạc Berliner Symphoniker đã trình diễn tác phẩm "Hướng dẫn cho các bạn trẻ về dàn nhạc" (The Young Person's Guide to Orchestra) của nhạc sỹ Benjamin Britten, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông.
Đây là một nhạc phẩm rất bổ ích đối với những ai chưa có dịp làm quen với dàn nhạc giao hưởng, bởi vì nhạc phẩm của Britten sẽ giới thiệu với thính giả cách chơi, sử dụng và sự hòa hợp của từng nhạc cụ, từng bè trong dàn nhạc giao hưởng.
Ông Thomas Wittmann (Berlin) là người kể chuyện và dẫn dắt chương trình. Với giọng nói truyền cảm, ông Wittmann đã dẫn dắt khán thính giả, đặc biệt là người Đức, làm quen với một câu chuyện lịch sử, nhưng gắn liền với truyền thuyết của Việt Nam.
Thông qua buổi hòa nhạc này, dàn nhạc Berliner Symphoniker muốn giới thiệu tới thính giả Đức về nghệ thuật - âm nhạc Việt Nam và giới thiệu với các thính giả người Việt, đặc biệt là các bạn trẻ về văn hóa và âm nhạc châu Âu, qua đó khuyến khích sự hội nhập và hiểu biết lẫn nhau.
Khán thính giả đã vỗ tay vang dội trước những giai điệu hùng tráng của bản giao hưởng và sự biểu diễn ăn ý, nhịp nhàng của dàn nhạc cũng như sự khác lạ thú vị của tiếng đàn bầu trong dàn nhạc và những động tác khỏe khoắn, điêu luyện của hai nghệ sỹ nhào lộn Huỳnh Dinh và Vân Anh.
Trước buổi biểu diễn và trong giờ nghỉ, các khán thính giả nhỏ tuổi có thể tới xem và thử các nhạc cụ trong dàn nhạc, cũng như những nhạc cụ Việt Nam như đàn bầu, đàn tranh, đàn t'rưng. Đây là một ý tưởng rất hay để các bạn trẻ có thể làm quen với các nhạc cụ./.
Đại sứ Việt Nam tại Đức Nguyễn Thị Hoàng Anh cùng nhiều người Việt và đông đảo khán thính giả Đức đã tới tham dự buổi công diễn này.
Bất cứ một người Việt Nam nào, ai cũng biết tới Thánh Gióng, hay Phù Đổng Thiên Vương, một trong "Tứ bất tử" - bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng Việt Nam, tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm và sức mạnh tuổi trẻ.
Nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên, sự tích này được vinh danh bằng một nhạc phẩm được viết cho dàn nhạc giao hưởng, vốn có truyền thống ở châu Âu, nhưng có sự kết hợp với đàn bầu, một nhạc cụ truyền thống chỉ có duy nhất ở Việt Nam.
Ý tưởng dàn dựng tiết mục "Thánh Gióng" nảy sinh, khi Chỉ huy trưởng Lior Shambadal và dàn nhạc Berliner Symphiniker sang biểu diễn ở Hà Nội tháng 7/2012 và sau đó vào thăm Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Shambadal đã rất tò mò khi nhìn thấy bức tượng Phù Đổng Thiên Vương và được Lê Ngọc Anh Kiệt - nghệ sỹ violin người Việt trong dàn nhạc kể về huyền thoại Thánh Gióng.
Nhạc phẩm "Thánh Gióng" do nhạc sỹ Tôn Thất An sáng tác. Nhạc sỹ Tôn Thất An sinh năm 1971 tại Paris, được đào tạo âm nhạc tại trường đại học danh tiếng Sorbonne tại Paris. Hiện nay, nhạc sỹ Tôn Thất An sống và làm việc tại Đài Loan, anh đã viết nhiều nhạc phẩm cho các điệu múa đương đại và nhạc phim...
Nghệ sỹ Hiền Năng (Frankfurt/M.) biểu diễn đàn bầu và bằng những kỹ thuật điêu luyện, hai nghệ sỹ nhào lộn Huỳnh Dinh và Vân Anh (Paris) đã làm cho huyền thoại Thánh Gióng thêm sống động.
Trong phần hai của chương trình, dàn nhạc Berliner Symphoniker đã trình diễn tác phẩm "Hướng dẫn cho các bạn trẻ về dàn nhạc" (The Young Person's Guide to Orchestra) của nhạc sỹ Benjamin Britten, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông.
Đây là một nhạc phẩm rất bổ ích đối với những ai chưa có dịp làm quen với dàn nhạc giao hưởng, bởi vì nhạc phẩm của Britten sẽ giới thiệu với thính giả cách chơi, sử dụng và sự hòa hợp của từng nhạc cụ, từng bè trong dàn nhạc giao hưởng.
Ông Thomas Wittmann (Berlin) là người kể chuyện và dẫn dắt chương trình. Với giọng nói truyền cảm, ông Wittmann đã dẫn dắt khán thính giả, đặc biệt là người Đức, làm quen với một câu chuyện lịch sử, nhưng gắn liền với truyền thuyết của Việt Nam.
Thông qua buổi hòa nhạc này, dàn nhạc Berliner Symphoniker muốn giới thiệu tới thính giả Đức về nghệ thuật - âm nhạc Việt Nam và giới thiệu với các thính giả người Việt, đặc biệt là các bạn trẻ về văn hóa và âm nhạc châu Âu, qua đó khuyến khích sự hội nhập và hiểu biết lẫn nhau.
Khán thính giả đã vỗ tay vang dội trước những giai điệu hùng tráng của bản giao hưởng và sự biểu diễn ăn ý, nhịp nhàng của dàn nhạc cũng như sự khác lạ thú vị của tiếng đàn bầu trong dàn nhạc và những động tác khỏe khoắn, điêu luyện của hai nghệ sỹ nhào lộn Huỳnh Dinh và Vân Anh.
Trước buổi biểu diễn và trong giờ nghỉ, các khán thính giả nhỏ tuổi có thể tới xem và thử các nhạc cụ trong dàn nhạc, cũng như những nhạc cụ Việt Nam như đàn bầu, đàn tranh, đàn t'rưng. Đây là một ý tưởng rất hay để các bạn trẻ có thể làm quen với các nhạc cụ./.
Văn Long - Thanh Hải (Berlin/Vietnam+)