Chỉ hai tuần nữa là thị trường chứng khoán được nghỉ Tết Nguyên đán, kỳ nghỉ lần này được kéo dài đến 9 ngày, song cơ hội để du lịch, chơi Tết như các năm trước dường như đã “khép lại” với khối nhân sự trong ngành chứng khoán.
Năm 2011 trôi qua một cách nặng nề trên thị trường chứng khoán. Sát cánh cùng giới đầu tư, các công ty chứng khoán nhẹ thì cũng “sứt đầu, mẻ trán”, nặng thì đứng trước nguy cơ đóng cửa hoặc sát nhập… Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, riêng 9 tháng của năm 2011, các công ty chứng khoán đã phải hứng chịu tổng khoản lỗ lên tới gần 1.500 tỷ đồng.
Theo đó, số lượng lớn nhân sự trong ngành đã “cuốn theo chiều gió” cùng thị trường, còn đối với những người kiên cường bám trụ ở lại, thì khá hoang mang không biết sẽ còn phải trải qua bao nhiêu thử thách nữa.
Trong bối cảnh thị trường khó khăn như vậy, phần đông nhân sự trong ngành cũng đã có sự chuẩn bị về tinh thần để đón nhận một cái Tết khiêm tốn và giản dị.
Trưởng phòng Giao dịch tại một công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài cho biết, “Anh em trong ngành chúng tôi nói vui, Tết năm nay chỉ cần mong công ty trả đủ lương là mừng rồi. Công ty chúng tôi có nguồn vốn ổn định nên chưa phải trải qua tình cảnh nợ lương, chứ một số đồng nghiệp ở chỗ khác, vài tháng nay vẫn chưa được lĩnh lương do tình hình tài chính công ty của họ rất khó khăn. Nói thật, chúng tôi cũng không nỡ đòi hỏi, lúc này tất cả cùng phải chia sẻ, rồi cũng vượt qua thôi.”
Chị N.T.P phụ trách truyền thông tại một công ty chứng khoán tầm trung tiết lộ, năm ngoái thưởng Tết Dương lịch và Âm lịch là bằng nhau, mức thưởng từ 1,5 – 2 tháng lương tùy theo vị trí công việc. Nhưng đến năm nay công ty cắt giảm hết, Tết Dương lịch, chị chỉ được nhận 500.000 đồng và đến thời điểm này thông tin thưởng Tết Âm lịch vẫn chưa có gì.
“Hy vọng Tết này công ty thưởng cho 1 tháng lương cũng được, có thêm chút chi phí cả gia đình ra Bắc đón Xuân,” chị P nói.
Đó là đối với những công ty thua lỗ, còn với những công ty vẫn duy trì được lợi nhuận thì mức thưởng Tết lại có sự khác biệt. Bạn Nguyễn Trần A, nhân viên môi giới của một công ty chứng khoán tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, mặc dù hoạt động kinh doanh của công ty không thua lỗ, song những vị trí công việc của anh không được nhận thưởng Tết như các nhân sự khác, mà chỉ nhận được quà mang tính chất tượng trưng. Còn đối với các nhân sự khác trong công ty thì mức thưởng cũng khá khác nhau, các vị trí từ cấp trưởng, phó phòng trở lên có mức thưởng chênh lệnh rõ nét so với nhân viên. Tuy nhiên, khoản thưởng năm nay được cho là khá khiêm tốn so với năm 2010, mặc dù năm trước cũng là một năm thăng trầm của thị trường.
“Em làm ở đây 2 năm rồi, song Tết đến chỉ được nhận quà thôi. Với những tổn thất và mức thu nhập eo hẹp hàng tháng, năm nay chắc phải em về quê ‘ăn ké Tết” với bố, mẹ,” bạn A dự định.
Giám đốc tại một công ty chứng khoán phía Bắc cho hay nhờ vào chiến lược chỉ hướng tới cung cấp dịch vụ và hoàn toàn không tham gia vào tự doanh, nên công ty hạn chế được những thiệt hại. Vị giám đốc này khẳng định, “Cho đến lúc này công ty chưa lúc nào phải nợ lương cán bộ, nhân viên. Nhưng nói đến thưởng thì chưa thể trả lời được, thưởng phải dựa trên kinh doanh, thưởng phải xuất phát từ lợi nhuận, mà doanh nghiệp không có lợi nhuận thì lấy gì mà thưởng? Tuy nhiên, chúng tôi cũng xem xét cân nhắc tình hình công ty để đưa ra quyết định thích hợp.”
Lương thưởng, thực sự là vấn đề khó khăn đối với các ban điều hành tại nhiều công ty chứng khoán trong thời điểm hiện nay.
Tuy nhiên theo ông Phạm Đức Thắng, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán FCL, về tâm lý của những nhân sự đang trụ lại thị trường nhìn chung là mệt mỏi. Cơn bão lớn đổ bộ, khiến toàn thị trường mất phương hướng, giờ này vẫn mịt mờ khi mà còn chưa biết có bao nhiêu cơn bão nữa sẽ gối đầu.
“Do đó, trách nhiệm của những nhà quản lý như chúng tôi là phải hỗ trợ tinh thần cho anh em. Chỉ còn vài tuần nữa là Tết, chúng tôi sẽ hết sức cố gắng đảm bảo đời sống cho anh em, song hiện chỉ mới dự chi thưởng tháng lương thứ 13, tuy nhiên vẫn phải chờ đợi diễn biến thị trường trong các phiên tới, rồi mới có thể đưa ra quyết định chính thức,” ông Thắng băn khoăn nói./.
Năm 2011 trôi qua một cách nặng nề trên thị trường chứng khoán. Sát cánh cùng giới đầu tư, các công ty chứng khoán nhẹ thì cũng “sứt đầu, mẻ trán”, nặng thì đứng trước nguy cơ đóng cửa hoặc sát nhập… Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, riêng 9 tháng của năm 2011, các công ty chứng khoán đã phải hứng chịu tổng khoản lỗ lên tới gần 1.500 tỷ đồng.
Theo đó, số lượng lớn nhân sự trong ngành đã “cuốn theo chiều gió” cùng thị trường, còn đối với những người kiên cường bám trụ ở lại, thì khá hoang mang không biết sẽ còn phải trải qua bao nhiêu thử thách nữa.
Trong bối cảnh thị trường khó khăn như vậy, phần đông nhân sự trong ngành cũng đã có sự chuẩn bị về tinh thần để đón nhận một cái Tết khiêm tốn và giản dị.
Trưởng phòng Giao dịch tại một công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài cho biết, “Anh em trong ngành chúng tôi nói vui, Tết năm nay chỉ cần mong công ty trả đủ lương là mừng rồi. Công ty chúng tôi có nguồn vốn ổn định nên chưa phải trải qua tình cảnh nợ lương, chứ một số đồng nghiệp ở chỗ khác, vài tháng nay vẫn chưa được lĩnh lương do tình hình tài chính công ty của họ rất khó khăn. Nói thật, chúng tôi cũng không nỡ đòi hỏi, lúc này tất cả cùng phải chia sẻ, rồi cũng vượt qua thôi.”
Chị N.T.P phụ trách truyền thông tại một công ty chứng khoán tầm trung tiết lộ, năm ngoái thưởng Tết Dương lịch và Âm lịch là bằng nhau, mức thưởng từ 1,5 – 2 tháng lương tùy theo vị trí công việc. Nhưng đến năm nay công ty cắt giảm hết, Tết Dương lịch, chị chỉ được nhận 500.000 đồng và đến thời điểm này thông tin thưởng Tết Âm lịch vẫn chưa có gì.
“Hy vọng Tết này công ty thưởng cho 1 tháng lương cũng được, có thêm chút chi phí cả gia đình ra Bắc đón Xuân,” chị P nói.
Đó là đối với những công ty thua lỗ, còn với những công ty vẫn duy trì được lợi nhuận thì mức thưởng Tết lại có sự khác biệt. Bạn Nguyễn Trần A, nhân viên môi giới của một công ty chứng khoán tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, mặc dù hoạt động kinh doanh của công ty không thua lỗ, song những vị trí công việc của anh không được nhận thưởng Tết như các nhân sự khác, mà chỉ nhận được quà mang tính chất tượng trưng. Còn đối với các nhân sự khác trong công ty thì mức thưởng cũng khá khác nhau, các vị trí từ cấp trưởng, phó phòng trở lên có mức thưởng chênh lệnh rõ nét so với nhân viên. Tuy nhiên, khoản thưởng năm nay được cho là khá khiêm tốn so với năm 2010, mặc dù năm trước cũng là một năm thăng trầm của thị trường.
“Em làm ở đây 2 năm rồi, song Tết đến chỉ được nhận quà thôi. Với những tổn thất và mức thu nhập eo hẹp hàng tháng, năm nay chắc phải em về quê ‘ăn ké Tết” với bố, mẹ,” bạn A dự định.
Giám đốc tại một công ty chứng khoán phía Bắc cho hay nhờ vào chiến lược chỉ hướng tới cung cấp dịch vụ và hoàn toàn không tham gia vào tự doanh, nên công ty hạn chế được những thiệt hại. Vị giám đốc này khẳng định, “Cho đến lúc này công ty chưa lúc nào phải nợ lương cán bộ, nhân viên. Nhưng nói đến thưởng thì chưa thể trả lời được, thưởng phải dựa trên kinh doanh, thưởng phải xuất phát từ lợi nhuận, mà doanh nghiệp không có lợi nhuận thì lấy gì mà thưởng? Tuy nhiên, chúng tôi cũng xem xét cân nhắc tình hình công ty để đưa ra quyết định thích hợp.”
Lương thưởng, thực sự là vấn đề khó khăn đối với các ban điều hành tại nhiều công ty chứng khoán trong thời điểm hiện nay.
Tuy nhiên theo ông Phạm Đức Thắng, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán FCL, về tâm lý của những nhân sự đang trụ lại thị trường nhìn chung là mệt mỏi. Cơn bão lớn đổ bộ, khiến toàn thị trường mất phương hướng, giờ này vẫn mịt mờ khi mà còn chưa biết có bao nhiêu cơn bão nữa sẽ gối đầu.
“Do đó, trách nhiệm của những nhà quản lý như chúng tôi là phải hỗ trợ tinh thần cho anh em. Chỉ còn vài tuần nữa là Tết, chúng tôi sẽ hết sức cố gắng đảm bảo đời sống cho anh em, song hiện chỉ mới dự chi thưởng tháng lương thứ 13, tuy nhiên vẫn phải chờ đợi diễn biến thị trường trong các phiên tới, rồi mới có thể đưa ra quyết định chính thức,” ông Thắng băn khoăn nói./.
Linh Chi (Vietnam+)