Chiều 13/6, chuyến tàu chở hơn 9.575 tấn than nhập khẩu đầu tiên từ Indonesia đã cập cảng Cát Lái, tỉnh Đồng Nai, do Công ty cổ phần đầu tư khoáng sản than Đông Bắc thuộc Tổng Công ty Đông Bắc, đảm nhận.
Đây là một trong những đơn vị được Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam giao nhiệm vụ làm đầu mối nhập khẩu than cho các nhà máy nhiệt điện mới ở miền Trung và miền Nam.
Theo Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam - đơn vị đầu mối được Chính phủ giao nhiệm vụ chính về nhập khẩu than, dự kiến số lượng than nhập khẩu năm 2012 khoảng 10 triệu tấn/năm, số lượng sẽ tăng dần từng năm và đến năm 2020 là khoảng 100 triệu tấn/năm; trong đó phần lớn là than bituminous có nhiệt năng từ 5.000-6.000 kcal/kg (cơ sở không khí khô) để cấp cho các nhà máy nhiệt điện.
Ngoài ra, đơn vị nhập khẩu cũng đặc biệt quan tâm đến việc nhập khẩu các chủng loại than mà các ngành công nghiệp ở Việt Nam đang có nhu cầu, nhất là ngành thép và ximăng.
Nhập khẩu than được bàn đến nhiều năm gần đây, đến thời điểm này đã trở thành chuyện cấp bách. Hiện các nước phát triển nhập rất nhiều than, nhưng đồng thời họ vẫn xuất đi những loại than giá trị cao để nhập về những loại than nhiệt năng rẻ hơn.
Do vậy, khi triển khai xây dựng các nhà máy nhiệt điện cần có những giải pháp hạn chế dùng than antraxit (loại than tốt này tập trung ở tỉnh Quảng Ninh) rất lãng phí, do than này chủ yếu dùng cho công nghiệp luyện kim và hóa chất./.
Đây là một trong những đơn vị được Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam giao nhiệm vụ làm đầu mối nhập khẩu than cho các nhà máy nhiệt điện mới ở miền Trung và miền Nam.
Theo Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam - đơn vị đầu mối được Chính phủ giao nhiệm vụ chính về nhập khẩu than, dự kiến số lượng than nhập khẩu năm 2012 khoảng 10 triệu tấn/năm, số lượng sẽ tăng dần từng năm và đến năm 2020 là khoảng 100 triệu tấn/năm; trong đó phần lớn là than bituminous có nhiệt năng từ 5.000-6.000 kcal/kg (cơ sở không khí khô) để cấp cho các nhà máy nhiệt điện.
Ngoài ra, đơn vị nhập khẩu cũng đặc biệt quan tâm đến việc nhập khẩu các chủng loại than mà các ngành công nghiệp ở Việt Nam đang có nhu cầu, nhất là ngành thép và ximăng.
Nhập khẩu than được bàn đến nhiều năm gần đây, đến thời điểm này đã trở thành chuyện cấp bách. Hiện các nước phát triển nhập rất nhiều than, nhưng đồng thời họ vẫn xuất đi những loại than giá trị cao để nhập về những loại than nhiệt năng rẻ hơn.
Do vậy, khi triển khai xây dựng các nhà máy nhiệt điện cần có những giải pháp hạn chế dùng than antraxit (loại than tốt này tập trung ở tỉnh Quảng Ninh) rất lãng phí, do than này chủ yếu dùng cho công nghiệp luyện kim và hóa chất./.
Mai Phương (TTXVN/Vietnam+)