Nhật Bản đang cân nhắc khả năng tham gia các cuộc thương lượng của Thỏa thuận đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhằm thúc đẩy nền kinh tế trong nước đang ốm yếu.
Phát biểu tại Hội nghị doanh nghiệp Nhật-Mỹ diễn ra tại Tokyo, Ngoại trưởng Seiji Maehara nói rằng đối với Nhật Bản, TPP là một khung hội nhập kinh tế đầy hứa hẹn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nhật Bản sẽ nỗ lực ở mức cao nhất có thể nhằm thúc đẩy các chính sách về thỏa thuận mậu dịch tự do và đối tác kinh tế, trong đó có việc tham gia thương lượng TPP.
Washington cho biết họ sẽ tham gia các cuộc thương lượng TPP và coi đó là cách để tăng cường các lợi ích kinh tế với khu vực châu Á đang phát triển nhanh.
Các nước Australia, Brunei, Chile, New Zealand, Malaysia, Peru, Singapore và Việt Nam đều khẳng định sẽ tham gia đàm phán TPP.
Ngoại trưởng Maehara hy vọng TPP, với sự tham gia của Mỹ, có thể giúp thúc đẩy các nỗ lực của Nhật Bản trong việc ký kết các thỏa thuận thương mại tự do để gia tăng xuất khẩu.
Nhật Bản đi sau các nước châu Á khác trong các cuộc đàm phán mậu dịch tự do khi ngày 6/10 Liên minh châu Âu đã ký thỏa thuận mậu dịch tự do đầu tiên với một nước châu Á là Hàn Quốc.
Cựu Thủ tướng Yukio Hatoyama từng đề xuất xây dựng một cộng đồng Đông Á tương tự như mô hình của EU thông qua hội nhập kinh tế, nhưng ý tưởng đó đã tiêu tan sau khi ông từ chức hồi tháng Năm./.
Phát biểu tại Hội nghị doanh nghiệp Nhật-Mỹ diễn ra tại Tokyo, Ngoại trưởng Seiji Maehara nói rằng đối với Nhật Bản, TPP là một khung hội nhập kinh tế đầy hứa hẹn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nhật Bản sẽ nỗ lực ở mức cao nhất có thể nhằm thúc đẩy các chính sách về thỏa thuận mậu dịch tự do và đối tác kinh tế, trong đó có việc tham gia thương lượng TPP.
Washington cho biết họ sẽ tham gia các cuộc thương lượng TPP và coi đó là cách để tăng cường các lợi ích kinh tế với khu vực châu Á đang phát triển nhanh.
Các nước Australia, Brunei, Chile, New Zealand, Malaysia, Peru, Singapore và Việt Nam đều khẳng định sẽ tham gia đàm phán TPP.
Ngoại trưởng Maehara hy vọng TPP, với sự tham gia của Mỹ, có thể giúp thúc đẩy các nỗ lực của Nhật Bản trong việc ký kết các thỏa thuận thương mại tự do để gia tăng xuất khẩu.
Nhật Bản đi sau các nước châu Á khác trong các cuộc đàm phán mậu dịch tự do khi ngày 6/10 Liên minh châu Âu đã ký thỏa thuận mậu dịch tự do đầu tiên với một nước châu Á là Hàn Quốc.
Cựu Thủ tướng Yukio Hatoyama từng đề xuất xây dựng một cộng đồng Đông Á tương tự như mô hình của EU thông qua hội nhập kinh tế, nhưng ý tưởng đó đã tiêu tan sau khi ông từ chức hồi tháng Năm./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)