Trong bản dự thảo chính sách đưa ra ngày 24/3, Bộ Công nghiệp Nhật Bản cho biết nước này đang xem xét các kế hoạch nhằm xây dựng thêm nhiều nhà máy điện hạt nhân.
Đây được xem như là một biện pháp để đối phó với hiện tượng Trái Đất ấm lên, cũng như đẩy mạnh những nỗ lực nhằm giành được các nguồn năng lượng ở nước ngoài.
Hiện Nhật Bản đã có 53 nhà máy điện hạt nhân. Theo dự thảo hoạch định chính sách cho 20 năm tới, nước này sẽ xây thêm tám nhà máy điện hạt nhân mới từ nay đến năm 2020 và tiếp tục xây nhiều nhà máy nữa trong thời gian tiếp theo đến năm 2030.
Công suất hoạt động của các nhà máy này cần được nâng lên 85% vào năm 2020 và lên "mức hàng đầu thế giới" vào năm 2030.
Công suất phát điện của các nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản đã có dấu hiệu giảm sút trong những năm gần đây, xuống 60% năm 2008, do một số cơ sở tạm thời bị đóng cửa để kiểm tra mức độ an toàn, sau khi xảy ra sự cố tại một số nhà máy.
Chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu giảm 25% lượng CO2 và các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính khác vào năm 2020.
Bộ Công nghiệp Nhật Bản cho rằng việc tăng cường sử dụng năng lượng hạt nhân, thải ra ít khí cácbon hơn nhiên liệu hoá thạch, là rất cần thiết để đạt được mục tiêu này.
Tuy nhiên, một số nhà lập pháp và các nhóm bảo vệ thiên nhiên lại phản đối, vì cho rằng rác thải phóng xạ sẽ đặt ra vô số vấn đề về xử lỷ rác.
Cũng theo kế hoạch dự thảo, Nhật Bản cần khẩn trương tiếp cận tới các nguồn năng lượng ở nước ngoài, ám chỉ tới việc giành quyền khai thác các mỏ dầu và kim loại tại những nước khác.
Theo dự thảo, 38% năng lượng mà Nhật Bản tiêu dùng được cung ứng từ các nhà máy điện hạt nhân và các loại hình nhà máy điện khác ở trong nước, cũng như các dự án năng lượng ở nước ngoài mà Nhật Bản giành được quyền phát triển.
Hiện Bộ Công nghiệp Nhật Bản đặt mục tiêu nâng mức tự cung cấp năng lượng lên gần 70% vào năm 2030, trong đó ưu tiên hàng đầu được đặt vào việc triển khai cho khu vực nhà nước sử dụng năng lượng sạch và có thể tái tạo từ các nhà máy điện Mặt Trời và điện sức gió.
Về phía người dân, dự thảo cho rằng Chính phủ Nhật Bản cần khuyến khích người tiêu dùng chuyển sang các ứng dụng tiết kiệm năng lượng, cũng như các loại xe lai (chạy xăng và điện) và các phương tiện thân thiện với môi trường khác.
Điều này nhằm mục tiêu giảm một nửa lượng khí thải cácbon từ các gia đình và phương tiện đi lại vào năm 2030.
Dự thảo trên đã được chuyển cho một hội đồng tư vấn gồm các chuyên gia làm việc cho Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Masayuki Naoshima.
Hội đồng sẽ soạn thảo chi tết cho kế hoạch chính sách này trước khi trình lên Chính phủ để thông qua sớm nhất là vào tháng Sáu tới./.
Đây được xem như là một biện pháp để đối phó với hiện tượng Trái Đất ấm lên, cũng như đẩy mạnh những nỗ lực nhằm giành được các nguồn năng lượng ở nước ngoài.
Hiện Nhật Bản đã có 53 nhà máy điện hạt nhân. Theo dự thảo hoạch định chính sách cho 20 năm tới, nước này sẽ xây thêm tám nhà máy điện hạt nhân mới từ nay đến năm 2020 và tiếp tục xây nhiều nhà máy nữa trong thời gian tiếp theo đến năm 2030.
Công suất hoạt động của các nhà máy này cần được nâng lên 85% vào năm 2020 và lên "mức hàng đầu thế giới" vào năm 2030.
Công suất phát điện của các nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản đã có dấu hiệu giảm sút trong những năm gần đây, xuống 60% năm 2008, do một số cơ sở tạm thời bị đóng cửa để kiểm tra mức độ an toàn, sau khi xảy ra sự cố tại một số nhà máy.
Chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu giảm 25% lượng CO2 và các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính khác vào năm 2020.
Bộ Công nghiệp Nhật Bản cho rằng việc tăng cường sử dụng năng lượng hạt nhân, thải ra ít khí cácbon hơn nhiên liệu hoá thạch, là rất cần thiết để đạt được mục tiêu này.
Tuy nhiên, một số nhà lập pháp và các nhóm bảo vệ thiên nhiên lại phản đối, vì cho rằng rác thải phóng xạ sẽ đặt ra vô số vấn đề về xử lỷ rác.
Cũng theo kế hoạch dự thảo, Nhật Bản cần khẩn trương tiếp cận tới các nguồn năng lượng ở nước ngoài, ám chỉ tới việc giành quyền khai thác các mỏ dầu và kim loại tại những nước khác.
Theo dự thảo, 38% năng lượng mà Nhật Bản tiêu dùng được cung ứng từ các nhà máy điện hạt nhân và các loại hình nhà máy điện khác ở trong nước, cũng như các dự án năng lượng ở nước ngoài mà Nhật Bản giành được quyền phát triển.
Hiện Bộ Công nghiệp Nhật Bản đặt mục tiêu nâng mức tự cung cấp năng lượng lên gần 70% vào năm 2030, trong đó ưu tiên hàng đầu được đặt vào việc triển khai cho khu vực nhà nước sử dụng năng lượng sạch và có thể tái tạo từ các nhà máy điện Mặt Trời và điện sức gió.
Về phía người dân, dự thảo cho rằng Chính phủ Nhật Bản cần khuyến khích người tiêu dùng chuyển sang các ứng dụng tiết kiệm năng lượng, cũng như các loại xe lai (chạy xăng và điện) và các phương tiện thân thiện với môi trường khác.
Điều này nhằm mục tiêu giảm một nửa lượng khí thải cácbon từ các gia đình và phương tiện đi lại vào năm 2030.
Dự thảo trên đã được chuyển cho một hội đồng tư vấn gồm các chuyên gia làm việc cho Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Masayuki Naoshima.
Hội đồng sẽ soạn thảo chi tết cho kế hoạch chính sách này trước khi trình lên Chính phủ để thông qua sớm nhất là vào tháng Sáu tới./.
Phương Thảo (Vietnam+)