Nhật báo Nikkei ngày 30/3 đưa tin Chính phủ Nhật Bản sẽ lên kế hoạch về các mục tiêu cụ thể trong việc giảm bớt sự phụ thuộc nặng nề vào nợ trong chiến lược tài khóa sắp tới.
Các cơ quan xếp hạng tín dụng đã đe dọa điều chỉnh xếp hạng quốc gia Nhật do các kế hoạch chi tiêu hoang phí của chính phủ mới lên nắm quyền được sáu tháng khiến gia tăng những lo ngại rằng gánh nặng nợ của Nhật Bản sẽ tiếp tục leo thang.
Chính phủ Đảng Dân chủ cầm quyền dự định vào tháng 6 tới sẽ công bố dự thảo ngân sách tài khóa 2011 đến 2013 cũng như kế hoạch thực hiện các nguyên tắc tài chính trong thời gian trung hạn và dài hạn.
Mục tiêu tối thượng là giảm ổn định tỷ lệ nợ của chính phủ dựa trên GDP, với các bước trước mắt là giảm một nửa cán cân thâm hụt, đưa xuống còn 0 và đạt được thặng dư. Tuy nhiên, các mục tiêu trên đều không có thời điểm cụ thể.
Các nhà kinh tế hoài nghi việc chỉ cam kết cải thiện cán cân cơ bản có đủ để làm yên lòng giới đầu tư rằng những khoản nợ tồn đọng sẽ giảm xuống theo thời gian.
Nhà kinh tế Satoru Ogasawara thuộc Credit Suisse Securities tại Tokyo cho rằng đây là bước đầu tiên hướng tới khôi phục sức khỏe tài chính của Nhật Bản. Việc tập trung tiếp theo sẽ là làm sao có thể đạt được mục tiêu như vậy.
Câu hỏi chủ yếu là liệu chính phủ sẽ lựa chọn việc cắt giảm chi tiêu hay tăng thu. Nếu muốn tăng thu thì chắc chắn sẽ dẫn đến cuộc tranh cãi về tăng thuế.
Tỷ lệ nợ tồn đọng tính theo GDP của Nhật Bản hiện cao hơn cả Hy Lạp, song các quan chức và các nhà kinh tế Nhật Bản nhấn mạnh rằng vấn đề khó khăn của Athens và của Tokyo là hoàn toàn khác nhau.
Thâm hụt ngân sách chính của Nhật Bản trong tài khóa 2009 ước lên tới mức kỷ lục 40.600 tỷ yen (438,8 tỷ USD) nếu tính gộp cả số nợ của chính quyền trung ương và địa phương.
Chính phủ trước đã đặt mục tiêu đạt thặng dư vào tài khóa 2011, một mục tiêu đã bị bỏ rơi trước khi Đảng Dân chủ lên nắm quyền vào năm 2009.
Tuần trước, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua ngân sách kỷ lục 92.300 tỷ yen cho tài khóa bắt đầu từ ngày 1/4/2010 với việc phát hành trái phiếu mới cũng lên tới mức kỷ lục 44.300 tỷ yen./.
Các cơ quan xếp hạng tín dụng đã đe dọa điều chỉnh xếp hạng quốc gia Nhật do các kế hoạch chi tiêu hoang phí của chính phủ mới lên nắm quyền được sáu tháng khiến gia tăng những lo ngại rằng gánh nặng nợ của Nhật Bản sẽ tiếp tục leo thang.
Chính phủ Đảng Dân chủ cầm quyền dự định vào tháng 6 tới sẽ công bố dự thảo ngân sách tài khóa 2011 đến 2013 cũng như kế hoạch thực hiện các nguyên tắc tài chính trong thời gian trung hạn và dài hạn.
Mục tiêu tối thượng là giảm ổn định tỷ lệ nợ của chính phủ dựa trên GDP, với các bước trước mắt là giảm một nửa cán cân thâm hụt, đưa xuống còn 0 và đạt được thặng dư. Tuy nhiên, các mục tiêu trên đều không có thời điểm cụ thể.
Các nhà kinh tế hoài nghi việc chỉ cam kết cải thiện cán cân cơ bản có đủ để làm yên lòng giới đầu tư rằng những khoản nợ tồn đọng sẽ giảm xuống theo thời gian.
Nhà kinh tế Satoru Ogasawara thuộc Credit Suisse Securities tại Tokyo cho rằng đây là bước đầu tiên hướng tới khôi phục sức khỏe tài chính của Nhật Bản. Việc tập trung tiếp theo sẽ là làm sao có thể đạt được mục tiêu như vậy.
Câu hỏi chủ yếu là liệu chính phủ sẽ lựa chọn việc cắt giảm chi tiêu hay tăng thu. Nếu muốn tăng thu thì chắc chắn sẽ dẫn đến cuộc tranh cãi về tăng thuế.
Tỷ lệ nợ tồn đọng tính theo GDP của Nhật Bản hiện cao hơn cả Hy Lạp, song các quan chức và các nhà kinh tế Nhật Bản nhấn mạnh rằng vấn đề khó khăn của Athens và của Tokyo là hoàn toàn khác nhau.
Thâm hụt ngân sách chính của Nhật Bản trong tài khóa 2009 ước lên tới mức kỷ lục 40.600 tỷ yen (438,8 tỷ USD) nếu tính gộp cả số nợ của chính quyền trung ương và địa phương.
Chính phủ trước đã đặt mục tiêu đạt thặng dư vào tài khóa 2011, một mục tiêu đã bị bỏ rơi trước khi Đảng Dân chủ lên nắm quyền vào năm 2009.
Tuần trước, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua ngân sách kỷ lục 92.300 tỷ yen cho tài khóa bắt đầu từ ngày 1/4/2010 với việc phát hành trái phiếu mới cũng lên tới mức kỷ lục 44.300 tỷ yen./.
Tố Uyên (Vietnam+)