Nhật Bản sẽ lần đầu cấp giấy phép xuất khẩu hóa chất sang Hàn Quốc

Nhật Bản sẽ sớm cấp giấy phép xuất khẩu đầu tiên sang Hàn Quốc một số hóa chất và màn hình hiển thị kể từ khi áp đặt những cơ chế kiểm soát hồi tháng trước.
Nhật Bản sẽ lần đầu cấp giấy phép xuất khẩu hóa chất sang Hàn Quốc ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: LAT)

Ngày 8/8, tờ Nikkei Asia Review đưa tin Chính phủ Nhật Bản sẽ “bật đèn xanh” cho việc xuất khẩu các lô hàng nguyên liệu đầu tiên phục vụ sản xuất thiết bị bán dẫn sang Hàn Quốc.

Đây sẽ là lần đầu tiên Nhật Bản cho phép xuất khẩu loại nguyên liệu chiến lược này sang Hàn Quốc sau khi Tokyo ban hành quy định mới siết chặt quản lý hoạt động xuất khẩu, trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước đang căng thẳng do các vấn đề lịch sử.

Theo Nikkei Asia Review, sau khi xem xét, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) nhận định rằng các nguyên liệu này sẽ không được sử dụng để sản xuất thiết bị quân sự. Vì vậy, METI sẽ sớm công bố quyết định cho phép xuất khẩu.

[Nhật Bản: Hạn chế xuất khẩu không nhằm hủy hoại quan hệ với Hàn Quốc]

Trước đó, ngày 1/7, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định siết chặt quản lý hoạt động xuất khẩu ba loại nguyên liệu, gồm fluorinated polyimide (nhựa nhiệt dẻo) sử dụng để sản xuất màn hình smartphone; hydrogen fluoride và resist (chất cản màu) sử dụng để sản xuất thiết bị bán dẫn, sang Hàn Quốc. Theo quy định này, kể từ ngày 4/7, các công ty Nhật Bản phải nộp đơn xin giấy phép cho từng hợp đồng để xuất khẩu các nguyên liệu này cho khách hàng Hàn Quốc. Các biện pháp này có khả năng ảnh hưởng đến các tập đoàn công nghệ khổng lồ của Hàn Quốc như Samsung Electronics, SK Hynix và LG Electronics.

Bên cạng đó, ngày 2/8, Nội các Nhật Bản đã quyết định đưa Hàn Quốc ra khỏi danh sách các nước hưởng quy chế ưu đãi thương mại kể từ ngày 28/8. Với quy định mới, METI sẽ được phép ra lệnh kiểm tra gần như tất cả các lô hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Thương mại song phương Việt Nam-Ba Lan

Thương mại song phương Việt Nam-Ba Lan

Những năm gần đây, thương mại hai nước Việt Nam-Ba Lan đã có được những động lực tăng trưởng đáng kể. Năm 2024, thương mại hai nước đạt 3,44 tỷ USD, tăng 21,7% so với năm 2023.

Thu hoạch hồ tiêu. (Ảnh: Hoài Thu/TTXVN)

Dự báo nguồn cung giảm, hồ tiêu được giá

Sản lượng hồ tiêu toàn cầu dự báo tiếp tục sụt giảm trong khi nhu cầu tiêu thụ ổn định là động lực giúp giá tiêu năm 2025 giữ ở mức cao, tạo đà cho xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam tiếp tục tăng trưởng.