Chính phủ Nhật Bản vừa thừa nhận rằng các điều kiện kinh tế trong nước đang rất xấu và không thể nhanh chóng hồi phục sau thảm họa nhân ba hôm 11/3 vừa qua, đó là trận động đất 9 độ Richter, sóng thần và sự cố hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1.
Theo báo cáo hàng tháng mang tên "Nhà quan sát kinh tế" của Văn phòng Nội các Nhật Bản, việc phải gánh đồng thời ba thảm họa đã khiến lòng tin trong lĩnh vực dịch vụ của Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ tháng 1/2000 xuống mức thấp kỷ lục trong tháng 3/2011, từ 48,4 điểm tháng trước đó xuống 27,7 điểm.
Chỉ số lòng tin dịch vụ dưới 50 điểm thể hiện sự bi quan của các quản lý khách sạn, chủ cửa hàng, tài xế taxi đối với tình hình kinh doanh trong nước. Trên thực tế, chỉ số này của Nhật Bản đã liên tục ở dưới ngưỡng 50 trong suốt 48 tháng qua, do kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Văn phòng Nội các Nhật Bản đồng thời hạ thấp đánh giá cơ bản hàng tháng, trong khi giới quan sát cho rằng kinh tế Nhật Bản "đang nhanh chóng rơi vào tình huống nguy hiểm," do sản xuất trong nước gặp khó khăn và xuất khẩu bị hạn chế.
Cùng thời gian này, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) cũng hạ thấp đánh giá về nền kinh tế quốc dân trong tháng 4, do hậu quả nặng nề của thảm họa 11/3 và cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima vẫn chưa có hồi kết. BoJ vừa thông báo sẽ dành 1.000 tỷ yen (11,71 tỷ USD) cho chương trình cho vay khẩn cấp, nhằm tạo thuận lợi cho các thể chế tài chính hoạt động tại các vùng bị ảnh hưởng của động đất-sóng thần tiếp cận được với các khoản vay với lãi suất thấp.
Trong khi Nhật Bản đang gặp vô số khó khăn sau ngày 11/3 "định mệnh", họ còn phải đối mặt với cảnh báo ngày càng nhiều từ các quốc gia láng giềng, trong đó Trung Quốc là nước đầu tiên công khai thể hiện mối quan ngại về cách Nhật Bản khắc phục sự cố hạt nhân sau gần một tháng, còn nhiều nước khác đã cấm hoặc hạn chế nhập khẩu thực phẩm từ Nhật Bản vì lo ngại nhiễm phóng xạ./.
Theo báo cáo hàng tháng mang tên "Nhà quan sát kinh tế" của Văn phòng Nội các Nhật Bản, việc phải gánh đồng thời ba thảm họa đã khiến lòng tin trong lĩnh vực dịch vụ của Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ tháng 1/2000 xuống mức thấp kỷ lục trong tháng 3/2011, từ 48,4 điểm tháng trước đó xuống 27,7 điểm.
Chỉ số lòng tin dịch vụ dưới 50 điểm thể hiện sự bi quan của các quản lý khách sạn, chủ cửa hàng, tài xế taxi đối với tình hình kinh doanh trong nước. Trên thực tế, chỉ số này của Nhật Bản đã liên tục ở dưới ngưỡng 50 trong suốt 48 tháng qua, do kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Văn phòng Nội các Nhật Bản đồng thời hạ thấp đánh giá cơ bản hàng tháng, trong khi giới quan sát cho rằng kinh tế Nhật Bản "đang nhanh chóng rơi vào tình huống nguy hiểm," do sản xuất trong nước gặp khó khăn và xuất khẩu bị hạn chế.
Cùng thời gian này, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) cũng hạ thấp đánh giá về nền kinh tế quốc dân trong tháng 4, do hậu quả nặng nề của thảm họa 11/3 và cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima vẫn chưa có hồi kết. BoJ vừa thông báo sẽ dành 1.000 tỷ yen (11,71 tỷ USD) cho chương trình cho vay khẩn cấp, nhằm tạo thuận lợi cho các thể chế tài chính hoạt động tại các vùng bị ảnh hưởng của động đất-sóng thần tiếp cận được với các khoản vay với lãi suất thấp.
Trong khi Nhật Bản đang gặp vô số khó khăn sau ngày 11/3 "định mệnh", họ còn phải đối mặt với cảnh báo ngày càng nhiều từ các quốc gia láng giềng, trong đó Trung Quốc là nước đầu tiên công khai thể hiện mối quan ngại về cách Nhật Bản khắc phục sự cố hạt nhân sau gần một tháng, còn nhiều nước khác đã cấm hoặc hạn chế nhập khẩu thực phẩm từ Nhật Bản vì lo ngại nhiễm phóng xạ./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)