Ngày 16/11, Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Sở Công thương tỉnh Đồng Nai phối hợp tổ chức hội thảo "Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động, tiêu thụ sản phẩm của hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản."
Tham dự hội thảo có hơn 300 nông dân, xã viên và đại diện các ban quản lý hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Tại hội thảo, các chuyên gia về hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản cho rằng, để mô hình hợp tác xã phát triển bền vững cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các xã viên, các tổ sản xuất với hợp tác xã và giữa các hợp tác xã với các thành phần kinh tế, doanh nghiệp.
Khi tạo được quy trình khép kín từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm sẽ ổn định, sản phẩm làm ra sẽ đến với thị trường và người tiêu dùng dễ dàng hơn. Cùng với việc quyền lợi của các xã viên được bảo đảm, số lượng các xã viên tham gia vào hợp tác xã sẽ tăng lên.
Theo các chuyên gia Nhật Bản, lợi ích kinh tế của xã viên, người nông dân phải được đặt lên đầu trong hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp. Ngoài ra, cần thực hiện các chương trình lồng ghép phát triển nông nghiệp nông thôn với việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã.
Các đại biểu cũng cho rằng, cần nhân rộng các điển hình hợp tác xã thành công trong việc thực hiện các dịch vụ kinh tế như tiêu thụ, cung ứng sản phẩm và các dịch vụ tín dụng nội bộ, để triển khai cho nhiều hợp tác xã khác học hỏi và thực hiện.
Theo Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), Việt Nam hiện có khoảng hơn 9.000 hợp tác xã, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Đông Bắc Bộ. Các hợp tác xã chủ yếu hoạt động theo mô hình cũ, thiếu tính liên kết chặt chẽ. Những hợp tác xã dịch vụ mang tính cạnh tranh cao, đặc biệt là dịch vụ tiêu thụ sản phẩm và chế biến vẫn còn chiếm tỷ lệ rất thấp.
Năm 2011, cả nước có gần 3.000 hợp tác xã hoạt động khá, hơn 4.000 hợp tác xã xếp loại trung bình và gần 2.000 hợp tác xã hoạt động yếu kém. Khó khăn chủ yếu của các hợp tác xã nông nghiệp hiện nay là trình độ quản lý hạn chế, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ thấp và thiếu vốn./.
Tham dự hội thảo có hơn 300 nông dân, xã viên và đại diện các ban quản lý hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Tại hội thảo, các chuyên gia về hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản cho rằng, để mô hình hợp tác xã phát triển bền vững cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các xã viên, các tổ sản xuất với hợp tác xã và giữa các hợp tác xã với các thành phần kinh tế, doanh nghiệp.
Khi tạo được quy trình khép kín từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm sẽ ổn định, sản phẩm làm ra sẽ đến với thị trường và người tiêu dùng dễ dàng hơn. Cùng với việc quyền lợi của các xã viên được bảo đảm, số lượng các xã viên tham gia vào hợp tác xã sẽ tăng lên.
Theo các chuyên gia Nhật Bản, lợi ích kinh tế của xã viên, người nông dân phải được đặt lên đầu trong hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp. Ngoài ra, cần thực hiện các chương trình lồng ghép phát triển nông nghiệp nông thôn với việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã.
Các đại biểu cũng cho rằng, cần nhân rộng các điển hình hợp tác xã thành công trong việc thực hiện các dịch vụ kinh tế như tiêu thụ, cung ứng sản phẩm và các dịch vụ tín dụng nội bộ, để triển khai cho nhiều hợp tác xã khác học hỏi và thực hiện.
Theo Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), Việt Nam hiện có khoảng hơn 9.000 hợp tác xã, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Đông Bắc Bộ. Các hợp tác xã chủ yếu hoạt động theo mô hình cũ, thiếu tính liên kết chặt chẽ. Những hợp tác xã dịch vụ mang tính cạnh tranh cao, đặc biệt là dịch vụ tiêu thụ sản phẩm và chế biến vẫn còn chiếm tỷ lệ rất thấp.
Năm 2011, cả nước có gần 3.000 hợp tác xã hoạt động khá, hơn 4.000 hợp tác xã xếp loại trung bình và gần 2.000 hợp tác xã hoạt động yếu kém. Khó khăn chủ yếu của các hợp tác xã nông nghiệp hiện nay là trình độ quản lý hạn chế, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ thấp và thiếu vốn./.
Sỹ Tuyên (TTXVN)