Cơ quan pháp quy hạt nhân (NRA) Nhật Bản ngày 19/6 đã chính thức quyết định đưa ra bộ quy tắc mới siết chặt quản lý hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân nhằm ngăn chặn nguy cơ tái diễn các thảm hoạ như Fukushima 1 hồi năm 2011.
Bộ quy tắc mới sẽ có hiệu lực từ ngày 8/7, mở đường cho các công ty điện lực điều hành các nhà máy điện hạt nhân xin NRA thẩm định độ an toàn. Đây được coi như là một bước đi nhằm nối lại hoạt động của các lò phản ứng hạt nhân hiện đang ngừng hoạt động ở nước này.
Theo bộ quy tắc mới, các công ty điều hành nhà máy điện hạt nhân sẽ phải đưa ra các biện pháp đối phó hiệu quả trước các sự cố hạt nhân nghiêm trọng, một việc làm mà cho đến nay, mới chỉ trên cơ sở tự nguyện.
Các công ty điện lực cũng phải thiết lập các biện pháp đối phó khẩn cấp khi có động đất và sóng thần.
Trong khi gọi bộ nguyên tắc này là “đỉnh cao” của quá trình thảo luận kéo dài từ tháng 10/2012 đến nay, các uỷ viên NRA thừa nhận việc thực thi bộ quy tắc này là một nhiệm vụ quan trọng hơn cả việc soạn thảo ra chúng đồng thời cam kết sẽ nỗ lực để cải thiện các quy định này.
Chủ tịch NRA, Shunichi Tanaka khẳng định hội đồng đã xây dựng được một cơ chế mang tầm quốc tế song giá trị thực sự sẽ được kiểm chứng khi quy chế được ban hành.
Theo bộ quy tắc mới, các công ty điện lực giờ đây sẽ phải trang bị cho các lò phản ứng các hệ thống lọc không khí vốn được xả ra khỏi lò nhằm tránh gây hư hại cho các các chất phóng xạ phát tán khi không khí nóng và hơi nước thoát ra tránh gây hư hại cho các bể chứa đồng thời phải luôn chuẩn bị các phòng điều hành khẩn cấp nhằm bảo vệ các hoạt động của lò phản ứng trước bất cứ hành vi khủng bố hay thảm hoạ thiên nhiên nào.
NRA cũng sẽ yêu cầu các công ty điện lực đánh giá nghiêm ngặt hơn các đứt gãy địa tầng dưới các nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động và đảm bảo rằng các cơ sở quan trọng được thiết kế khả năng chịu sóng thần lớn nhất tấn công các địa điểm này, đại loại như việc dựng các bức tường chắn sóng.
Bốn công ty điện lực lớn của Nhật Bản nhiều khả năng sẽ nộp đơn xin thẩm định độ an toàn đối với tối đa 12 lò phản ứng tại 6 nhà máy điện sớm nhất vào tháng 7/2013 tới mặc dù vẫn chưa rõ quá trình này sẽ mấy bao lâu.
Các quan chức cấp cao của NRA cho biết trước đó rằng sẽ phải mấy ít nhất 6 tháng cho công tác thẩm định. Các cơ sở này sử dụng lò phản ứng dùng nước áp suất cao để sản xuất điện, khác với các lò phản ứng dùng nước đun sôi như tại Fukushima 1.
Bốn công ty điện lực bao gồm Công ty điện lực Hokkaido, Công ty điện lực Kansai, Công ty điện lực Shikoku và Công ty điện kực Kyushu.
Một quan chức thuộc Công ty điện lực Kansai bày tỏ hy vọng NRA “sẽ kịp thời tiến hành các quy trình thẩm định an toàn một cách hiệu quả nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt điện năng hiện nay.”
Trong số 50 lò phản ứng thương mại ở Nhật Bản hiện chỉ có 2 lò ở miền Tây Nhật Bản đang hoạt động. Việc các lò phản ứng hạt nhân bị ngừng hoạt động khiến Nhật Bản lâm vào cảnh thiết hụt điện năng trầm trọng trong khi các nguồn điện năng thay thế như nhiệt điện và năng lượng mặt trời trở thành gánh nặng chi phí cho các công ty điện lực nước này./.
Bộ quy tắc mới sẽ có hiệu lực từ ngày 8/7, mở đường cho các công ty điện lực điều hành các nhà máy điện hạt nhân xin NRA thẩm định độ an toàn. Đây được coi như là một bước đi nhằm nối lại hoạt động của các lò phản ứng hạt nhân hiện đang ngừng hoạt động ở nước này.
Theo bộ quy tắc mới, các công ty điều hành nhà máy điện hạt nhân sẽ phải đưa ra các biện pháp đối phó hiệu quả trước các sự cố hạt nhân nghiêm trọng, một việc làm mà cho đến nay, mới chỉ trên cơ sở tự nguyện.
Các công ty điện lực cũng phải thiết lập các biện pháp đối phó khẩn cấp khi có động đất và sóng thần.
Trong khi gọi bộ nguyên tắc này là “đỉnh cao” của quá trình thảo luận kéo dài từ tháng 10/2012 đến nay, các uỷ viên NRA thừa nhận việc thực thi bộ quy tắc này là một nhiệm vụ quan trọng hơn cả việc soạn thảo ra chúng đồng thời cam kết sẽ nỗ lực để cải thiện các quy định này.
Chủ tịch NRA, Shunichi Tanaka khẳng định hội đồng đã xây dựng được một cơ chế mang tầm quốc tế song giá trị thực sự sẽ được kiểm chứng khi quy chế được ban hành.
Theo bộ quy tắc mới, các công ty điện lực giờ đây sẽ phải trang bị cho các lò phản ứng các hệ thống lọc không khí vốn được xả ra khỏi lò nhằm tránh gây hư hại cho các các chất phóng xạ phát tán khi không khí nóng và hơi nước thoát ra tránh gây hư hại cho các bể chứa đồng thời phải luôn chuẩn bị các phòng điều hành khẩn cấp nhằm bảo vệ các hoạt động của lò phản ứng trước bất cứ hành vi khủng bố hay thảm hoạ thiên nhiên nào.
NRA cũng sẽ yêu cầu các công ty điện lực đánh giá nghiêm ngặt hơn các đứt gãy địa tầng dưới các nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động và đảm bảo rằng các cơ sở quan trọng được thiết kế khả năng chịu sóng thần lớn nhất tấn công các địa điểm này, đại loại như việc dựng các bức tường chắn sóng.
Bốn công ty điện lực lớn của Nhật Bản nhiều khả năng sẽ nộp đơn xin thẩm định độ an toàn đối với tối đa 12 lò phản ứng tại 6 nhà máy điện sớm nhất vào tháng 7/2013 tới mặc dù vẫn chưa rõ quá trình này sẽ mấy bao lâu.
Các quan chức cấp cao của NRA cho biết trước đó rằng sẽ phải mấy ít nhất 6 tháng cho công tác thẩm định. Các cơ sở này sử dụng lò phản ứng dùng nước áp suất cao để sản xuất điện, khác với các lò phản ứng dùng nước đun sôi như tại Fukushima 1.
Bốn công ty điện lực bao gồm Công ty điện lực Hokkaido, Công ty điện lực Kansai, Công ty điện lực Shikoku và Công ty điện kực Kyushu.
Một quan chức thuộc Công ty điện lực Kansai bày tỏ hy vọng NRA “sẽ kịp thời tiến hành các quy trình thẩm định an toàn một cách hiệu quả nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt điện năng hiện nay.”
Trong số 50 lò phản ứng thương mại ở Nhật Bản hiện chỉ có 2 lò ở miền Tây Nhật Bản đang hoạt động. Việc các lò phản ứng hạt nhân bị ngừng hoạt động khiến Nhật Bản lâm vào cảnh thiết hụt điện năng trầm trọng trong khi các nguồn điện năng thay thế như nhiệt điện và năng lượng mặt trời trở thành gánh nặng chi phí cho các công ty điện lực nước này./.
Hữu Thắng/Tokyo (Vietnam+)